Bệnh mụn rộp sinh dục

Herpes sinh dục hay mụn rộp sinh dục là một bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI) với triệu chứng điển hình là mụn nước hoặc vết loét trên bộ phận sinh dục. Đây là tình trạng do virus herpes simplex (HSV) gây ra.

Những điều cần biết về bệnh Herpes sinh dục

  • Mụn rộp sinh dục là STI phổ biến thứ hai trên thế giới.
  • Khi nhiễm bệnh người bị mụn rộp sẽ có biểu hiện mụn nước và loét trên vùng sinh dục của họ
  • Nhiều người bị herpes không có triệu chứng, nhưng vẫn có thể truyền bệnh cho người khác.
  • Không có cách chữa trị mụn rộp, nhưng các triệu chứng có thể được kiểm soát và được làm giảm sự nguy hại.

Bài viết về STI là gì dành cho bạn nào quan tâm.

Có nhiều hơn một loại virus có thể gây ra mụn rộp sinh dục?

Có hai loại HSV có thể gây ra mụn rộp sinh dục:

  • HSV-1;
  • HSV-2 (phổ biến).

Nhiễm trùng HSV có thể gây ra vết loét và mụn nước quanh môi, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Nhưng đôi khi, HSV không có các triệu chứng cụ thể và rất khó để nhận biết.

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị HSV, nhưng nhiễm trùng có thể được điều trị để giúp giảm thiểu tối đa các triệu chứng của bệnh.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mụn rộp sinh dục là HSV-2.

HSV-1 thì hiếm hơn thường gây ra vết loét lạnh xuất hiện trên miệng, môi và mắt ở các phụ nữ trẻ.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ khi HSV 1 gây bệnh cho bộ phận sinh dục và HSV 2 cũng có thể gây loét cho miệng.

Tóm lược:

Những thông tin trên giúp bạn đọc hiểu và phân biệt được mụn rộp cũng như mụn rộp sinh dục là gì. Mụn rộp sinh dục hay Herpes sinh dục là những dấu hiệu lở loét hay mụn nước xuất hiện trên bộ phận sinh dục ở nam và nữ.

Nó có thể do virus HSV 1 hoặc HSV 2 (phổ biến hơn) gây ra - làm rõ với bệnh mụn rộp trên miệng.

mụn rộp sinh dục

Đường lây lan bệnh mụn rộp (Herpes) sinh dục là gì

Bệnh Mụn rộp (Herpes) sinh dục có thể lây lan qua sự tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở của người bệnh hay khi quan hệ tình dục, bất kể là quan hệ qua đường âm đạo, miệng hay hậu môn.

Các vết loét lạnh do mụn rộp trên miệng có thể lây lan virus sang bộ phận sinh dục trong quan hệ tình dục bằng miệng hoặc ngược lại.

HSV cũng có thể có mặt trên da ngay cả khi không có vết loét. Nếu một người tiếp xúc với vi-rút trên da của người bị nhiễm bệnh, người đó có thể bị nhiễm bệnh. Điều này thường phổ biến trong 2 năm đầu tiên của nhiễm trùng.

 

Sau khi một người bị nhiễm lần đầu, HSV ở lại trong cơ thể. Nó di chuyển đến các tế bào thần kinh gần cột sống và ở đó cho đến khi có một tác động nào đó kích hoạt chúng hoạt động trở lại.

Khi điều này xảy ra, virus sau đó di chuyển dọc theo các dây thần kinh, và quay trở lại nơi đầu tiên khi chúng vào cơ thể bạn kéo theo sự bùng phát của vết loét và mụn nước. Điều này cũng có nghĩa là bệnh có thể tái phát. Virus cũng có thể được truyền cho người khác trong quá trình tái phát.

Tóm lược

Người nhiễm bệnh có thể truyền herpes cho người khác ngay cả khi bạn không có vết phồng rộp hoặc vết loét.

Bạn cũng không thể bị mụn rộp hoặc truyền nó cho người khác trừ khi 2 người có tiếp xúc da kề da tại vị trí bị nhiễm bệnh.

Không có cách chữa trị dứt điểm mụn rộp. Một khi bạn có virus, nó sẽ bám trong các dây thần kinh của vùng da bị nhiễm bệnh. Nó có thể ẩn hiện mập mờ trong một thời gian và sau đó bùng lên với những triệu chứng rõ rệt.

Các triệu chứng theo từng giai đoạn của herpes sinh dục là gì?

Khi một người bị nhiễm HSV lần đầu tiên, các triệu chứng xuất hiện khoảng 2 đêm 10 ngày sau khi virus xâm nhập vào cơ thể.

Bạn có thể xem thêm một số hình ảnh về mụn rộp (herpes) sinh dục tại đây.

Các triệu chứng của mụn rộp sinh dục ở mỗi người là khác nhau, không ai giống ai. Thậm chí, nhiều người còn không có triệu chứng hoặc bất kỳ dấu hiệu nào điển hình của bệnh cả.

Một số người thì còn nhầm lẫn giữa biểu hiện của Herpes với các bệnh khác.

Nhưng đó không phải là tất cả, các triệu chứng khi nhiễm HSV đối với những người “từng trải” sẽ thường gây nhiều khó chịu. Sự bùng phát herpes ban đầu có thể khiến bạn suy sụp.

Dấu hiệu của Herpes lần đầu tiên (nhiễm trùng tiên phát)

Sau khi nhiễm virus herpes simplex, các triệu chứng có thể bắt đầu xuất hiện vào khoảng 2 đến 10 ngày.

Các triệu chứng điển hình của mụn rộp sinh dục lần đầu đều liên quan đến da: các đám mụn nhỏ nổi lên, tiến triển thành mụn nước hoặc mủ đầy.

Tiếp theo, mụn nước sẽ đóng vảy hoặc loét tạo ra các vết thương hở. Sau đó chúng biến mất để lại trên da một lớp màng nhầy hay thậm chí có thể là sẹo.

Bên cạnh các mụn nước, Herpes còn gây ra tình trạng đau, ngứa, có thể gây đau khi đi tiểu.

Ở phụ nữ, với cơ quan sinh dục dễ tổn thương, mụn rộp có thể xuất hiện ở

  • Âm hộ;
  • Đáy chậu;
  • Mông;
  • Vùng hậu môn;
  • Cổ tử cung;
  • Bên trong âm đạo.

Một số người có thể xuất hiện các vết đốm nhỏ trên dịch tiết âm đạo. Điều này có nghĩa là với phụ nữ có thể không nhìn thấy dấu hiệu mụn nào nếu chúng mọc trong âm đạo.

Đặc biệt cần lưu ý, lần bùng phát đầu tiên của herpes cũng có thể đi kèm với các triệu chứng toàn thân như: sốt, đau nhức cơ thể, sưng âm đạo và sưng hạch bạch huyết và tình trạng này có thể kéo dài từ hai đến bốn tuần.

Dấu hiệu Nhiễm trùng herpes không nguyên phát

Như đã chia sẻ ở trên những người bị mụn rộp sinh dục do nhiễm HSV-1 cũng có thể nhiễm HSV-2 trong bộ phận sinh dục hoặc ngược lại. Đây được gọi là nhiễm trùng không nguyên phát và thường các dấu hiệu sẽ giống nhưng không nghiêm trọng như đợt nhiễm trùng tiên phát.

Dấu hiệu mắc mụn rộp sinh dục tái phát

Herpes có thể tái phát và bạn đừng bất ngờ khi thấy chúng quay lại. Điều này là do virus HSV gây bệnh đã bám rễ trong hệ thần kinh và hiện nay vẫn chưa có cách loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh này.

Mụn rộp sinh dục bùng phát sau khi nhiễm trùng tiên phát được gọi là Herpes tái phát.

Ở một số người có thể cảm nhận được cảm giác khi một đợt bùng phát herpes xảy ra với dấu hiệu như: ngứa ran, ngứa hoặc đau chân từ 30 phút đến 5 ngày trước khi các triệu chứng trên da xuất hiện.

Chúng có thể bao gồm các triệu chứng tương tự như nhiễm trùng lần đầu tiên, nhưng thường ít nghiêm trọng hơn hoặc có thể không có triệu chứng, do đó khiến một số người còn không biết bệnh đã tái phát trở lại.

Dấu hiệu sốt hay mệt mỏi cũng không có hoặc có cũng không quá mạnh trong nhiễm trùng tái phát.

Trong đợt tái phát này, việc lây lan virus cho người khác sẽ trở nên dễ dàng hơn bởi người bệnh không hề hay biết mình đang mang bệnh trở lại.

Do vậy, cách tốt nhất để tránh lây truyền herpes sinh dục đó là luôn sử dụng bao cao su, hoặc không quan hệ tình dục với những đối tượng thiếu tin cậy.

Chẩn đoán mụn rộp sinh dục như thế nào

Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm là cần thiết nếu bạn muốn kết quả chẩn đoán mụn rộp sinh dục là chính xác nhất.

Nếu vết loét xuất hiện trên da, một mẫu chất lỏng được trích rút từ vết loét đó.

Mẫu sẽ được mang đi kiểm tra xem có tồn tại Virus HSV nào trong đó hay không.

Xét nghiệm máu cũng có thể giúp chẩn đoán herpes sinh dục.

Mụn rộp sinh dục được điều trị như thế nào?

Virus herpes simplex không thể bị tiêu diệt hoàn toàn, nhưng nó có thể được khống chế bằng các loại thuốc kháng vi-rút.

Những loại thuốc đặc chủng sẽ được bác sĩ sử dụng để ngăn chặn sự bùng phát xảy ra thường xuyên và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trong thời gian phát bệnh.

Có hai phương pháp điều trị cho bệnh nhân bị mụn rộp sinh dục:

  • Điều trị ức chế;
  • Điều trị theo đợt.

Trong liệu pháp ức chế, thuốc kháng virus sẽ được sử dụng hàng ngày với mục đích làm giảm tần suất bùng phát của herpes.

Thuốc sẽ làm giảm dịch tiết trong các cục mụn điều này cũng giúp các tổn thương ở bộ phận sinh dục cũng ít đau đớn và nhiễm trùng hơn.

Điều trị tầng sinh môn có thể phù hợp hơn với những người bị dịch không thường xuyên. Và thuốc kháng vi-rút sẽ được dùng khi bắt đầu có triệu chứng để giúp giảm bớt các triệu chứng và rút ngắn thời gian bùng phát.

Nếu bạn bị mụn rộp sinh dục, hãy tìm gặp các bác sĩ để được tư vấn giúp tìm ra phương pháp điều trị phù hợp đối với tình trang của mình.

Đối với phụ nữ bị mụn rộp bên trong âm đạo, không nên sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt ấn khi tới tháng. Thay vào đó, sử dụng băng vệ sinh hoặc đồ lót kinh nguyệt sẽ là sự lựa chọn phù hợp hơn.

Cách phòng tránh lây truyền virus herpes sinh dục cho bạn tình

Nếu đang mắc mụn rộp sinh dục, bạn cần thực hiện các bước để tránh truyền HSV cho bạn tình:

  • Nói với các đối tác tình dục hiện tại rằng bạn bị mụn rộp sinh dục ngay cả khi không có dấu hiệu ngoài da.
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra herpes thường xuyên ngay cả khi không có biểu hiện cụ thể.
  • Sử dụng bao cao su.
  • Hãy cảnh giác với các triệu chứng prodromal khi điều này là dấu hiệu cảnh báo một ổ dịch sắp xảy ra.
  • Tránh tiếp xúc tình dục khi nhận thấy các triệu chứng đáng nghi ngờ.
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với vết loét của người khác.

Các vấn đề liên quan khác liên quan tới mụn rộp sinh dục

Bà bầu mang thai nhiễm mụn rộp sinh dục

Phụ nữ nhiễm bệnh có thể truyền herpes cho con trong quá trình sinh thường (qua đường âm đạo), và điều này gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.

Còn trong quá trình mang thai, phụ nữ đã nhiễm virus HSV có kháng thể riêng để bảo vệ bảo vệ thai nhi, vì vậy rất khó bị nhiễm bệnh. Nếu bạn có thai, hãy nói với bác sĩ của bạn nếu bạn hoặc bạn tình của bạn đã từng bị herpes. Bác sĩ của bạn sau đó có thể tìm ra rủi ro khi sinh và bất kỳ rủi ro nào có thể xảy ra với em bé.

Nếu như đang mang thai và không bị mụn rộp sinh dục, hãy tránh quan hệ tình dục với bất cứ ai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba.

Herpes sinh dục ở trẻ sơ sinh

Nếu trẻ sơ sinh tiếp xúc với virus HSV thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, thậm chí nhiều trường hợp đã tử vong.

Virus Herpes có thể khiến trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng ở da, mắt hoặc miệng, ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh trung ương hoặc lan rộng trên khắp cơ thể của chúng cùng một lúc.

HIV và mụn rộp sinh dục

Bị nhiễm HIV sẽ khiến người bệnh có nguy cơ mắc bệnh mụn rộp sinh dục cao hơn và ngược lại, nhiễm bệnh mụn rộp sinh dục cũng khiến người ta có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn.

Phụ nữ cho con bú nhiễm HSV

Trong hầu hết các trường hợp Virus herpes không thể truyền qua sữa mẹ. Có nghĩa là phụ nữ nhiễm HSV vẫn có thể cho em bé bú sữa bình thường. Tuy nhiên, em bé có thể bị lây nhiễm khi chạm mặt vào vết thương của người mẹ trong lúc bú.

Thế nên các chị em hãy chắc chắn rằng việc tiếp xúc giữa vùng da của mẹ và con được kiểm soát một cách tốt nhất. Đó có thể là việc rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi cho bé ăn. Và nếu mụn rộp gây loét trên vú, bạn không nên cho bé bú từ bầu vú đó.

Tổng kết

Bệnh mụn rộp sinh dục hay herpes do virus HSV gây ra và hiện tại chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn.

Với những trường hợp mắc HSV, những vết thương sẽ không chỉ xuất hiện trên da mà bệnh lý này còn có những tác động xấu tới tinh thần người bệnh. Đa số họ đều cảm thấy mất tự tin hay thậm chí là bị kỳ thị trong các mối quan hệ, nhất là về tình dục.

Tuy nhiên, nếu sớm thăm khám và điều trị đúng cách, người bệnh hoàn toàn có thể sống một cuộc sống bình thường như bao người khác. Vì thế, đừng ngại ngần mà hãy sớm tìm tới các cơ sở y tế chuyên khoa tin cậy nhé!

Tài liệu tham khảo

Genital Herpes https://healthywa.wa.gov.au/Articles/F_I/Genital-herpes Truy cập lần cuối ngày 22/3/2019

Genital Herpes https://www.acog.org/Patients/FAQs/Genital-Herpes Truy cập lần cuối ngày 22/3/2019

Centers for disease control and prevention. Genital herpes - CDC fact sheet (detailed). 9 Jan 2017 https://www.cdc.gov/std/herpes/stdfact-herpes-detailed.htm Truy cập lần cuối ngày 22/3/2019

Herpes simplex virus http://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/herpes-simplex-virus Truy cập lần cuối ngày 22/3/2019

Sexually Transmitted Diseases Treatment Guidelines 2015 https://www.cdc.gov/std/tg2015/tg-2015-print.pdf Truy cập lần cuối ngày 22/3/2019

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC