Ngứa vùng kín, âm đạo

Âm đạo, âm hộ, vùng kín nữ giới bị ngứa là tình trạng chung của nhiều chị em. Tuy nhiên, mức độ ngứa hay các biểu hiện bất thường khác đi kèm theo ở mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ngứa cụ thể.

Tôi hiểu rằng, trong tất cả các vị trí bị ngứa trên cơ thể thì nổi mẩn, ngứa âm đạo hay ngứa vùng kín là tình trạng gây khó chịu bậc nhất. Khi ngứa “chỗ đó”, bạn không thể gãi dễ dàng như những vị trí khác để làm dịu cơn ngứa, đặc biệt là khi ở những nơi công cộng.

Không chỉ mang lại những bất lợi trước mắt mà tình trạng ngứa ngáy ở vùng cơ quan sinh dục nữ còn là biểu hiện của một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em.

Thực tế, có rất nhiều lý do giải thích tại sao vùng kín, âm đạo hay vùng mu của các chị em lại có cảm giác giống "có thứ gì đó đang bò" hay " có thứ gì đó đang cắn" trực tiếp để rồi gây ra tình trạng ngứa ngáy.

Trước khi tiếp tục tìm hiểu cụ thể các nguyên nhân gây ngứa vùng kín của các bạn, tôi muốn các bạn hiểu hơn về cơn ngứa của mình hình thành như thế nào dưới cái nhìn của khoa học.

Ngứa là hiện tượng bình thường của cơ thể, do hoạt chất (histamin) ở bên dưới da đang liên kết với các hệ thống mút thần kinh gây ra. Theo đó, khi bị viêm hay dị ứng, dưỡng bào sẽ tiết ra histamin và ngoài việc gây ngứa thì hoạt chất này còn làm vùng da quanh đó nổi mẩn đỏ. - theo Soha.com

10 nguyên nhân gây ngứa cho âm đạo

Việc nắm bắt được các nguyên nhân gây ngứa cho âm đạo sẽ góp phần đáng kể để tìm ra cách phục tình trạng này. Theo đó, 10 nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

  • Viêm âm đạo B (đa số);
  • Chàm, bệnh vảy nến;
  • Viêm da tiếp xúc;
  • Nhiễm trùng nấm men;
  • Ngứa do bệnh STDs;
  • Chấy, rận mu;
  • Xơ cứng địa y;
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Cạo lông vùng kín.

Dưới đây là thông tin chi tiết về 10 nguyên nhân trên. Và nếu có điều gì chưa rõ về tình trạng ngứa ngáy “cô bé” mà mình đang gặp phải, hãy Click [VÀO ĐÂY] để tôi có thể giúp đỡ bạn nhiều hơn.

ngứa vùng kín

Ngứa do viêm âm đạo (BV)

Viêm âm đạo do vi khuẩn (BV) là nguyên nhân gây ngứa phổ biến cho vùng kín của chị em. Bệnh hình thành do tình trạng phát triển không kiểm soát của vi khuẩn có hại tại “vùng kín” gây mất cân bằng pH trong âm đạo bắt các dưỡng bào tiết ra Histamin từ đó gây ra những cơn ngứa ngáy khó chịu.

Trong trường hợp này ngoài việc gây ngứa âm đạo,chị em chắc chắn sẽ thấy có thêm các triệu chứng điển hình khác như: dịch tiết âm đạo lỏng kèm theo mùi hôi hay tanh nồng.

ĐỂ ĐIỀU TRỊ

Bạn có thể thử một loại thuốc OTC làm tăng tính axit trong âm đạo như RepHresh.

Việc tăng nồng độ axit trong âm đạo là một cách xử lý hiệu quả trong trường hợp này. Bởi “cô bé” chỉ thật sự trong môi trường axit, còn các vi khuẩn có hại lại ưa kiềm nhiều hơn.

Bên cạnh đó, chị em cũng có thể sử dụng thuốc kháng sinh nếu đã tăng hàm lượng axit trong âm đạo nhưng không làm giảm được cơn ngứa và các triệu chứng.

Nếu có khúc mắc bạn có thể [ BẤM VÀO ĐÂY ] để được tôi hoặc đội ngũ chuyên gia của tôi tư vấn trực tiếp.

Xem thêm: Danh sách 10 địa chỉ khám phụ khoa tốt nhất ở Hà Nôi

Ngứa vùng kín do chàm hoặc bệnh vẩy nến

Các bệnh ngoài da như eczema, bệnh vảy nến thường do dị ứng hoặc tự miễn dịch gây ra. Nếu xảy ra ở vùng háng, các tổn thương có thể lây lan ra các nếp gấp trên môi âm hộ và cả âm đạo.

Hầu hết chị em gặp phải bệnh chàm và vảy nến đều đã quen với sự xuất hiện của những nốt màu đỏ, loang lổ đến rợn người này. Tuy nhiên, để xử lý dứt điểm thì không phải ai cũng biết. Vì thế, tìm gặp bác sĩ sẽ là cách giúp bạn tốt nhất.  

Xem thêm: Đau, sưng vùng kín: âm đạo, âm hộ

Viêm da tiếp xúc

Bạn đã bao giờ dùng một loại kem dưỡng ẩm mới mà khiến da mình bong tróc hoặc nổi mẩn vài ngày sau đó chưa?

Nếu âm đạo của bạn cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu, nhưng lại không có bất kỳ triệu chứng nào khác, thì hãy nghĩ ngay tới các sản phẩm mình đã sử dụng gần đây.

Miếng lót và băng vệ sinh, bao cao su và chất bôi trơn, dao cạo, sản phẩm tẩy lông hay thậm chí cả giấy vệ sinh đều có thể là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc.

BÍ QUYẾT Ở ĐÂY LÀ:

CHỜ ĐỢI! Đúng vậy, đừng vội dùng thuốc mà hãy ngừng sử dụng bất cứ thứ gì mà bạn nghĩ nó có thể là nguồn gốc của vấn đề.

Nếu tình trạng ngứa quá gay gắt bạn có thể vệ sinh vùng kín với muối epsom hoặc kem hydrocortisone OTC bôi bên ngoài khoảng vài ngày. Trường hợp các cơn ngứa không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy tới phòng khám chuyên khoa gần nhất.

Ngứa âm đạo có thể do nhiễm trùng nấm men

Nhiễm nấm âm đạo, tức là sự phát triển quá mức của nấm Candida sẽ là nguyên nhân đầu tiên mà chị em có thể nghĩ tới khi âm đạo của mình đang có những cơn ngứa khó chịu.

Và chị em sẽ chắc chắn hơn nếu xuất hiện thêm những biểu hiện sau:

  • Khí hư màu vàng (dạng như phô mai);
  • Mẩn đỏ xung quanh môi âm hộ hay âm vật hoặc cả 2;
  • Ngứa bộ phận sinh dục.

Nhưng cũng lưu ý thêm rằng, nấm Candida vốn tồn tại sẵn có trong môi trường âm đạo. Tuy nhiên, chỉ có khoảng một phần ba phụ nữ bị ngứa vùng kín và kích thích thực sự bị nhiễm trùng nấm men.

Xem thêm- Khí hư có màu gì là bình thường.

ĐIỀU TRỊ:

Có 2 cách để bạn khắc phục tình trạng ngứa do nấm men Candida, bao gồm:

  1. Sử dụng thuốc điều trị không kê đơn như Monistat (tỉ lệ thành công thấp).
  2. Đi khám và điều trị theo liệu trình của bác sĩ.

Âm đạo ngứa do bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)

Các bệnh STD cũng thường gây ngứa vùng kín nhưng đây không phải là triệu chứng duy nhất mà chúng còn có những biểu hiện khác như:

  • Nóng rát;
  • Đi tiểu đau;
  • Tiểu buốt;
  • Tiết dịch có mùi;
  • Vết loét trên bộ phận sinh dục;
  • Đau trong và sau khi quan hệ.

Trong số các STD gây ngứa âm đạo thì mụn cóc sinh dục là bệnh lý phổ biến nhất khi nó gây những tổn thương trên da tại vùng kín. Theo thời gian, các nốt mụn sẽ phát triển hơn, không chỉ gây ngứa mà còn chảy dịch mủ lây lan sang các vị trí khác.

ĐIỀU TRỊ:  

Hiện tại, chưa có bất cứ phương pháp nào để tiêu diệt virus gây mụn cóc sinh dục. Vì thế, không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể điều trị để làm giảm các triệu chứng bệnh mà thôi.

Còn đối với các STD khác, có thể sử dụng kháng sinh để điều trị chúng. Tuy nhiên, thuốc và phương pháp điều trị cần được bác sĩ chuyên khoa xem xét và kê đơn sau quá trình thăm khám cụ thể.

Liên hệ tư vấn để biết thêm thông tin

Ngứa vùng kín do chấy rận

Nói về ngứa vùng kín do chấy rận, rận mu chính là tác nhân phải nhắc tới trước tiên. Đây là loại động vật ký sinh, có kích thước rất nhỏ và ưa thích sống trong môi trường của bộ phận sinh dục.

Cụ thể, việc cắn hút máu và đẻ trứng của loài rận này sẽ để lại những nốt mẩn đỏ trên vùng lông mu và khiến cho chị em cảm thấy ngứa ngáy tới tồi tệ.

Rận mu có thể lây lan từ người sang người thông qua việc quan hệ tình dục, dùng chung khăn tắm, đồ lót...

ĐIỀU TRỊ:

Bạn có thể tự điều trị bằng thuốc OTC như kem permethrin (giống như chấy), thuốc DEP hay bôi dầu hỏa lên vùng lông mu cũng có thể giúp tiêu diệt loại ký sinh trùng này.

Bên cạnh đó, hãy kết hợp với việc quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các phòng khách sạn cao cấp hoặc không dùng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn tắm...với người khác.

Xơ cứng địa y

Xơ cứng địa y là một vấn đề về da liễu, nó còn được biết tới phổ biến hơn với tên gọi lichen xơ hóa, bạch biến âm hộ.

Theo đó, khi mắc phải bệnh lý này, chị em sẽ thấy xuất hiện các vết trắng loang lổ ở vùng sinh dục gây lở loét, ngứa rát và chảy máu khi quan hệ. Ngoài ra, cảm giác đau, nóng cũng sẽ thường xuyên gặp phải khi đi tiểu.

Xơ cứng địa y có  thể được điều trị bằng thuốc bôi tại chỗ theo toa của bác sĩ, nhưng các triệu chứng bệnh khá giống với ung thư âm hộ. Bởi thế, tốt hơn cả là chị em nên thăm khám để xác định chính xác tình trạng đang gặp phải ở vùng kín.

Thay đổi nội tiết tố và tiền mãn kinh

Nội tiết tố nữ thường bị thay đổi trong chu kỳ kinh và khiến cho âm đạo trở nên “khô hạn” hơn. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho “cô bé” bị ngứa mà chị em cần biết.

Đặc biệt, tình trạng này sẽ trở nên rõ ràng hơn khi nữ giới ở giai đoạn tiền mãn kinh với nồng độ estrogen suy giảm từng ngày.

ĐIỀU TRỊ:

Các kem dưỡng không kê đơn có thể khắc phục tình trạng ngứa âm đạo, còn với những trường hợp phụ nữ mãn kinh,  chị em nên nhờ Tư vấn trực tiếp để hiểu rõ hơn.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công các cơ quan thuộc đường tiết niệu của bạn, bao gồm: thận, niệu đạo, niệu quản và bàng quang, kéo theo đó là tình trạng đau vùng chậu, cảm giác khó chịu, nóng rát khi đi tiểu và nước tiểu đục kèm theo mùi hôi. Ở một số người còn xuất hiện tiểu ra máu siêu vi.

Tuy nhiên, đó không phải là tất cả, bỏi ngoài những triệu chứng kể trên khi đường tiết niệu nhiễm trùng còn khiến nhiều bệnh nhân có cảm giác ngứa ran, khó chịu đặc biệt là khu vực niệu đạo của phụ nữ.

Viêm niệu đạo với những biến chứng nguy hiểm của nó không phải bệnh lý mà bạn có thể chủ quan. Do vậy, hãy nên gặp bác sĩ sớm để kiểm tra sự tồn tại của vi khuẩn và tìm loại kháng sinh phù hợp cho vấn đề của mình.

Tư vấn miễn phí: 0969 668 152 hoặc 0247 152 152 hoặc bấm >> TƯ VẤN TRỰC TIẾP << để được các chuyên gia giải đáp mọi thắc mắc về các vấn đề phụ khoa - tiết niệu.

Cạo lông vùng kín

Trong vài thập kỷ qua, phụ nữ ngày càng bận tâm hơn với sự xuất hiện của các vùng lông rậm rạp quanh âm hộ, mu hay bộ phận sinh dục.

Bởi nhiều trường hợp đã sử dụng dao cạo và loại bỏ “vi ô lông” nhưng lại vô tình gây kích ứng vùng da nhạy cảm này, để rồi những gì họ nhận được là tình trạng vùng kín ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ vô cùng khó chịu.

Tổng kết:

Qua những thông tin trên, có thể thấy nguyên nhân gây ngứa âm đạo, vùng kín hay bộ phận sinh dục của chị em là rất nhiều. Và ở một số trường hợp các triệu chứng là giống nhau, vì thế nếu không được chẩn đoán chính xác mà điều trị sai cách thì rất có thể làm tình trạng trở nên nặng nề hơn.

Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia cũng như tới các cơ sở y tế để bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình một cách tốt nhất.

Bầu giai đoạn đầu cần làm gì và nên dùng sữa gì cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Cách chọn sữa bầu tốt nhất được các mẹ bầu truyền tai nhau

Mẹ nên chọn sữa cho bà bầu 3 tháng đầu như thế nào và lưu ý gì để thai kỳ khỏe mạnh

Nghe mẹ bầu bật mí về sữa bầu tốt nhất với những “tiêu chuẩn vàng” khi chọn

Từ khóa tìm kiếm bài viết

ngứa vùng kín

vùng kín bị ngứa

bị ngứa vùng kín

ngứa vùng kín ở nữ

ngứa vùng kín nữ là bệnh gì

tại sao vùng kín bị ngứa

ngứa vùng kín là bệnh gì

bị ngứa lông mu vùng kín

ngứa môi lớn vùng kín

ngứa ở vùng kín

ngứa ngoài vùng kín

vùng kín bị ngứa rát.

Tham khảo từ nhiều nguồn!

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC