Tiểu ra máu

Nếu bạn thấy máu trong nước tiểu (tiểu ra máu), bạn không đơn độc. Cứ 5 người thì có 1 người mắc tiểu máu (phần lớn ở nữ). Đôi khi, lượng máu rò ra cùng nước tiểu còn thay đổi màu bình thường của nó sang hồng, nâu, đỏ sẫm.

Tiểu ra máu ở nữ (tiểu máu) là sự hiện diện của các tế bào hồng cầu trong nước tiểu. Trong nhiều trường hợp các nguyên nhân gây ra hiện tựơng này là vô hại (ví dụ như nguồn thực phẩm). Nhưng ở một số trường hợp không may mắn, máu trong nước tiểu cũng có thể là biểu hiện của bệnh nghiêm trọng như ung thư bàng quang, đường tiết niệu....

Ngoài nguyên nhân trên thì máu trong nước tiểu cũng có thể từ:

  • Niệu quản (ống từ thận tới bàng quang);
  • Bàng quang (nơi chứa nước tiểu);
  • Niệu đạo (ống nối từ bàng quang ra ngoài cơ thể);

Điều quan trọng là phải được bác sĩ kiểm tra để tìm ra nguyên nhân.

Phân loại tiểu máu

Trong y học, chúng tôi chia tiểu máu ra làm 2 loại:

  • Tiểu máu toàn phần;
  • Tiểu máu vi thể.

Trong trường hợp vi thể: chỉ có một lượng nhỏ tế bào hồng cầu tồn tại trong thành phần nước tiểu, nó không có bất cứ thay đổi gì về màu sắc, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy những tế bào hồng cầu nhỏ qua kính hiển vi.

Ngược lại, với toàn phần hay tiểu máu gộp thì biểu hiện sẽ rõ hơn, chị em có thể thấy nước tiểu của mình chuyển màu, nó có thể là màu hồng, đỏ hoặc cola.

NGUYÊN NHÂN DỄ LÀM BẠN NHẦM LẪN VỚI MÁU TRONG NƯỚC TIỂU

Như đã nói ở trên, nguồn thực phẩm có thể khiến bạn lầm tưởng mình tiểu ra máu, ngoài ra sử dụng thuốc (một số loại kháng sinh) cũng có thể khiến nước tiểu của bạn có màu đỏ.

Một số loại thực phẩm có thể chuyển nước tiểu màu đỏ hoặc hồng, như:

  • củ cải đường;
  • quả mâm xôi;
  • quả việt quất;
  • Nước phẩm màu;
  • rau dền;
  • đại hoàng.

Lưu ý, chị em nên theo dõi nước tiểu của mình và nếu màu nước tiểu vẫn tiếp tục thay đổi- ngay cả vào ngày hôm sau (kể từ sau khi sử dụng), hãy đi khám bác sĩ.

Nếu bạn nhận thấy máu đỏ tươi trong nước tiểu, hoặc nếu nước tiểu của bạn chuyển sang màu hồng nhạt hoặc nâu đỏ thì có thể nó có máu trong đó, hãy hẹn gặp bác sĩ. Điều quan trọng là xác định chính xác nguyên nhân do chảy máu.

CÁC YẾU TỐ CÓ THỂ KHIẾN MÁU XUẤT HIỆN TRONG NƯỚC TIỂU

Loại bỏ trường hợp do nguồn thực phẩm, thì các nguyên nhân phổ biến tiếp theo làm máu lẫn trong nước tiểu là bệnh do virus, nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh nhiễm trùng khác như nhiễm trùng thận hoặc viêm tuyến tiền liệt.

Ở phụ nữ máu kinh nguyệt cũng có thể trộn lẫn với nước tiểu và chuyển nó sang màu hồng.

Các lý do cụ thể khiến bạn tiểu ra máu có thể là:

Chấn thương thận

Một tác động vật lý lớn hay nhỏ hoặc một chấn thương nào khác đối với thận của bạn do tai nạn bao gồm các môn thể thao tiếp xúc có thể gây ra máu trong nước tiểu.

Các bài tập thể dục quá sức (không phổ biến)

Không phổ biến lắm khi tập thể dục quá sức dẫn đến tình trạng tiểu ra máu ở chị em nhưng không phải không có.

Việc hoạt động gắng sức trong các bài thể dục có thể gây chấn thương bàng quang, mất nước hoặc phá vỡ liên kết các tế bào hồng cầu xảy ra đặc biệt nếu bạn nữ nào đang tập các bài tập aerobic kéo dài.

Đối với 2 giới, thì chạy bộ thường gây ra nhiều ảnh hưởng nhất, bất cứ ai cũng có thể bị chảy máu tiết niệu sau khi tập luyện cường độ cao.

Lời khuyên: nếu bạn thấy có máu trong nước tiểu sau khi tập thể dục, đừng coi nó là vấn đề bình thường - hãy đi khám bác sĩ.

Ung thư bàng quang gây tiểu máu

Máu trong nước tiểu ở cả nam và nữ là một trong những dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh nhân ung thư bàng quang.

Tình trạng rò máu của ung thuư bàng quang có thể biến mất trong vài tuần, thậm chí vài tháng ở giai đoạn ban đầu nhưng nó sẽ xuất hiện trở lại khi bệnh tái phát.

Lời khuyên: Hãy đảm bảo bạn có hành động kịp thời, việc phát hiện sớm ung thư bàng quang là chìa khóa cho việc điều trị tốt hơn.

Chia sẻ thêm: Máu trong nước tiểu - là triệu chứng phổ biến của ung thư bàng quang. Ung thư bàng quang là ung thư phổ biến thứ 6 ở ​​Hoa Kỳ và các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam). Chúng ta có thể chuẩn đoán ung thư bàng quang một cách chính xác với xét nghiệm nước tiểu không xâm lấn, không đau và an toàn. Tư vấn miễn phí cho chị em và nam giới khi gặp tình trạng máu trong nước tiểu.

Bệnh ung thư khác gây tiểu máu

Ngoài vấn đề ung thư bàng quang được nhắc tới ở trên thì tình trạng nước tiểu lẫn máu cũng được xác định do các bệnh ung thư khác như:

  • Ung thư thận;
  • Ung thư tiền liệt tuyến.

Thật không may, là những bệnh này không có triệu chứng trong giai đoạn đầu thể nên việc phát hiện và điều trị thường muộn và khó khăn.

Thường xuyên đi khám sức khỏe phụ khoa, nam khoa để sớm phát hiện bệnh - Xem thêm chương trình khuyến mãi gói khám phụ khoa từ 680k.

Nhiễm trùng thận (viêm bể thận).

Thận nhiễm trùng thường là do vi khuẩn, các loại vi khuẩn gây bệnh sẽ đi từ máu xâm nhập vào thận hoặc di chuyển từ niệu quản hay bàng quang đến thận.

Các dấu hiệu và triệu chứng thường tương tự như nhiễm trùng bàng quang, tuy nhiên nhiễm trùng thận có nhiều khả năng sẽ gây thêm sốt, đau sườn đi tiểu nhiều, trong nước tiểu có máu hoặc máu vi thể cũng là triệu chứng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bạn qua niệu đạo và phát triển trong bàng quang.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Kích thích tiểu nhiều;
  • Tiểu đau và rát;
  • nước tiểu có mùi cực kỳ mạnh.

Đối với một số người ( đặc biệt là người lớn tuổi ), dấu hiệu bệnh duy nhất có thể là máu vi thể nhỏ xuất hiện trong nước tiểu (tiểu máu siêu vi).

Sỏi bàng quang hoặc thận

Các khoáng chất trong nước tiểu tích tụ đôi khi tạo thành tinh thể trên thành thận hoặc bàng quang của bạn. Theo thời gian, các tinh thể có thể trở thành những viên đá nhỏ, xơ cứng (sỏi thận, sỏi bàng quang).

Những viên sỏi thường không gây đau đớn, bạn chỉ có thể biết mình có chúng khi gặp các hiện tượng tiểu khó, buốt và đau. Không chỉ có thế, sỏi bàng quang hoặc sỏi thận cũng có thể gây tiểu máu thô và vi thể.

Bệnh thận

Chảy máu nước tiểu siêu vi là triệu chứng phổ biến của viêm cầu thận, viêm hệ thống lọc của thận.

Có thể bạn chưa biết viêm cầu thận là biến chứng thường thấy ở bệnh nhân tiểu đường.
Nhiễm virut hoặc strep, bệnh viêm mạch máu và các vấn đề miễn dịch như bệnh thận IgA, ảnh hưởng đến các mao mạch nhỏ lọc máu trong thận (cầu thận), có thể kích hoạt viêm cầu thận.

Ở trẻ em từ 6 đến 10 tuổi, rối loạn cầu thận sau liên cầu khuẩn có thể gây tiểu máu.

Rối loạn di truyền gây tiểu máu (không phổ biến)

Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm - một khiếm khuyết di truyền của huyết sắc tố trong hồng cầu - gây ra máu trong nước tiểu, cả tiểu máu siêu vi.

Hội chứng Alport cũng có thể ảnh hưởng đến màng lọc trong cầu thận của thận.

Máu trong nước tiểu do tác dụng phụ từ thuốc.

Thuốc chống ung thư như Cyclophosphamide và Penicillin có thể gây chảy máu đường tiết niệu.

Máu tiết niệu có thể nhìn thấy khi bạn dùng thuốc chống đông máu, chẳng hạn như aspirin và heparin và chúng cũng có thể gây chảy máu ở bàng quang.

Một số loại thuốc có thể gây tiểu máu. Bao gồm các:

  • penicillin;
  • aspirin;
  • chất làm loãng máu như heparin và warfarin;
  • cyclophosphamide, một loại thuốc dùng để điều trị một số loại ung thư.

Tạm kết

Có một vài nguyên nhân khác gây tiểu máu nhưng không phổ biến.

Các rối loạn máu hiếm gặp như thiếu máu hồng cầu hình liềm, hội chứng Alport và bệnh máu khó đông có thể gây ra máu trong nước tiểu.

Tập thể dục quá sức hoặc chấn thương cũng có thể khiến máu xuất hiện trong nước tiểu.

Bác sĩ Vân đang chờ giải đáp những thắc mắc của bạn

CHUẨN ĐOÁN TIỂU RA MÁU NHƯ THẾ NÀO?

Thông thường khi đi khám tiểu máu, những câu hỏi về tiền sử bệnh của bạn và thời gian gần đây bạn đã làm gì khi sự xuất hiện của máu trong nước tiểu sẽ được đặt ra.

Việc xác định thông tin giai đoạn này giúp các bác sĩ xác định được các xét nghiệm phân tích nước tiểu một cách chính xác nhất.

Xét nghiệm nước tiểu có thể bao gồm tế bào học nước tiểu, sử dụng kính hiển vi để tìm kiếm các tế bào hồng cầu, tế bào bất thường trong nước tiểu.

Xét nghiệm máu cũng có thể được đề xuất cho bạn. Nếu máu chứa chất thải cao mà thận phải loại bỏ, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận.

Ngoài xét nghiệm nước tiểu và máu, bạn có thể cần xét nghiệm hình ảnh bổ sung. Chúng có thể bao gồm:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) quét. CT, xác định sỏi bàng quang hoặc thận, khối u và các bất thường khác của bàng quang, thận và niệu quản.
  • Siêu âm thận. Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh cấu trúc của thận.
  • Nội soi bàng quang .
  • Sinh thiết thận (thận). Một mẫu mô nhỏ được lấy ra khỏi thận và kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm dấu hiệu của bệnh thận.
Tư vấn miễn phí: 0969 668 152 hoặc 0247 152 152 hoặc bấm >> TƯ VẤN TRỰC TIẾP << để được các chuyên gia giải đáp mọi thắc mắc về các vấn đề phụ khoa - tiết niệu.

ĐIỀU TRỊ KHI THẤY MÁU TRONG NƯỚC TIỂU

Điều trị là nhằm vào nguyên nhân cơ bản. Sau khi điều trị, bác sĩ sẽ kiểm tra lại nước tiểu của bệnh nhân để xem máu đã hết chưa.

Nếu máu vẫn lẫn trong nước tiểu, bạn có thể cần xét nghiệm bổ sung, hoặc bạn có thể được giới thiệu đến bác sĩ tiết niệu.

Nếu không tìm thấy nguyên nhân cơ bản trong quá trình đánh giá ban đầu, bạn có thể được khuyên nên xét nghiệm nước tiểu theo dõi và theo dõi huyết áp cứ sau ba đến sáu tháng, đặc biệt nếu bạn có các yếu tố nguy cơ ung thư bàng quang , như từ 50 tuổi trở lên, hút thuốc lá, hoặc tiếp xúc với một số hóa chất công nghiệp.

Như vậy máu trong nước tiểu (tiểu ra máu) ở nữ và nam có nhiều nguyên nhân, có thể bạn nhầm lẫn máu do sử dụng các loại thực phẩm, nhưng cũng có thể là do bệnh lý về đường tiết niệu : thận, tiền liệt tuyến, niệu quản, bàng quang.

Cảm ơn đã theo dõi bài viết của tôi tới tận đây, còn vấn đề gì thắc mắc bạn có thể trò chuyện với tôi tại đây.


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC