Viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo (Urethritis) là tình trạng viêm nhiễm gây sưng và kích thích đường ống nối từ bàng quang tới lỗ sáo (niệu đạo). Thông thường điều trị viêm niệu đạo bằng một đợt thuốc kháng sinh ngắn để tiêu diệt vi khuẩn.

Theo thống kê, nguyên nhân gây nhiễm trùng cho niệu đạo thường là vi khuẩn lậu và chlamydia (chiếm 43%). Bệnh cũng là tình trạng phổ biến ở nam giới khi tới thăm khám và điều trị tại các phòng khám.

Có khoảng 80,000 nam giới được chẩn đoán bị viêm niệu đạo mỗi năm. Với phụ nữ, việc chẩn đoán sẽ khó khăn hơn, bởi trong nhiều trường hợp chị em mắc bệnh viêm niệu đạo mà không có bất cứ triệu chứng đáng kể nào.

PHÁT HIỆN VIÊM NIỆU ĐẠO QUA CÁC TRIỆU CHỨNG

Dấu hiệu viêm niệu đạo ở nữ

Như đã nói, ở phụ nữ mắc viêm niệu đạo thường hiếm khi có bất kỳ triệu chứng nào, trừ khi nhiễm trùng tấn công sang các bộ phận khác của hệ thống sinh sản nữ như tử cung hoặc ống dẫn trứng.

Lúc này khi nhiễm trùng lây lan, viêm niệu đạo sẽ biến chứng gây viêm vùng chậu (PID).

PID là một bệnh nghiêm trọng có thể gây đau dai dẳng và có nguy cơ tái phát cao, những lần tái phát của PID có thể làm tăng nguy cơ vô sinh. - Tìm hiểu thêm về bệnh Viêm vùng chậu PID

Trường hợp viêm niệu đạo nữ có triệu chứng thường sẽ bao gồm những dấu hiệu sau:

  • Đau quanh xương chậu hoặc phần dưới của dạ dày;
  • Khó chịu hoặc đau trong khi giao hợp (cảm nhận rõ nhất sâu bên trong xương chậu);
  • Chảy máu âm đạo khi không có kinh nguyệt;
  • Chảy máu sau khi quan hệ;
  • Đau rát mỗi lần tiểu đi tiểu;
  • Tiểu nhiều;
  • Khí hư bất thường (đặc biệt nếu nó có màu vàng hoặc màu xanh lá cây);
  • Sốt và ớn lạnh;

Khí hư có màu gì là bình thường

Mặt khác, trong trường hợp viêm niệu đạo ở nữ biến chứng sang PID sẽ có dấu hiệu như:

  • Đau bụng dưới dữ dội;
  • Sốt (nhiệt độ cao) từ 38oC trở lên;
  • Buồn nôn và ói mửa.

Các triệu chứng viêm niệu đạo ở nam giới bao gồm:

Khác với nữ giới, các triệu chứng viêm niệu đạo ở nam giới điển hình hơn, bao gồm:

  • Cảm giác đau hoặc nóng rát khi đi tiểu (khó tiểu);
  • Đầu dương vật cảm thấy bị kích thích (ngứa),sưng và đau;
  • Dịch tiết ra màu trắng hoặc đục từ đầu dương vật (dấu hiệu bệnh lậu);
  • Luôn có cảm giác đau tiểu;
  • Tiểu ra máu hoặc có máu trong tinh dịch;
  • Sốt (hiếm gặp);
  • Hạch to ở vùng háng
  • Đau khi giao hợp hoặc xuất tinh

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm niệu đạo, các triệu chứng có thể bắt đầu vài tuần hoặc vài tháng sau khi bị nhiễm trùng.

Nếu đang gặp phải những dấu hiệu trên trong thời gian gần đây thì bạn đọc hãy nên chú ý. Bởi rất có thể bạn đã viêm niệu đạo hoặc đã nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) .

Tất nhiên việc tự nhận biết bất cứ bệnh lý nào khi không được trang bị những kiến thức y khoa là điều không hề dễ dàng. Vì thế, hãy liên hệ với tôi để được hỗ trợ chi tiết hơn.

Nguyên nhân viêm niệu đạo

Cả vi khuẩn và virus đề có thể khiến niệu đạo bị viêm nhiễm. Chúng có thể sống một cách âm thầm trong cổ họng, miệng hoặc trực tràng và tấn công vào niệu đạo thông qua quá trình quan hệ tình dục bằng miệng hoặc hậu môn.

Theo đó, một số vi khuẩn phổ biến khiến niệu đạo viêm nhiễm bao gồm:

  • E coli,
  • Chlamydia;
  • Lậu.

Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Chấn thương;
  • Nhạy cảm với chất diệt tinh trùng có trong bao cao su hoặc thuốc tránh thai;
  • Xà phòng, chất khử mùi;
  • Tổn thương do quan hệ tình dục hoặc thủ dâm mạnh;
  • Ống thông tiểu;
  • Một số trường hợp không rõ nguyên nhân.

Viêm niệu đạo có thể do STI gây ra và tình trạng này khá phổ biến ở những người mắc STI -  những đối tượng có quan hệ tình dục không được bảo vệ.

Tư vấn miễn phí: 0969 668 152 hoặc 02437 152 152 hoặc bấm >> TƯ VẤN TRỰC TIẾP << để được các chuyên gia giải đáp mọi thắc mắc về các vấn đề phụ khoa - tiết niệu.

Đối tượng dễ mắc viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo có thể gặp ở bất cứ trường hợp nào nhưng những đối tượng sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Nữ giới;
  • Nam giới, tuổi từ 20 đến 35;
  • Quan hệ tình dục với nhiều người;
  • Quan hệ qua đường hậu môn, quan hệ không dùng bao cao su;
  • Có tiền sử mắc bệnh lây qua đường tình dục.

Chẩn đoán

Chẩn đoán viêm niệu đạo đối với nam giới

Việc chẩn đoán sẽ bao gồm các đợt kiểm tra bụng, vùng bàng quang, dương vật và bìu. Cụ thể là dựa vào việc thăm khám, xét nghiệm các yếu tố sau:

  • Dịch tiết từ dương vật;
  • Hạch và hạch to ở vùng háng;
  • Dương vật mềm và sưng;
  • Một xét nghiệm trực tràng kỹ thuật số cũng sẽ được thực hiện.

Chuẩn đoán viêm niệu đạo đối với nữ giới

Để chẩn đoán niệu đạo ở nữ giới có bị viêm hay không, các bác sĩ sẽ ttiến hành kiểm tra bụng và xương chậu, cụ thể là:

  • Kiểm tra bụng dưới có bị đau;
  • Niệu đạo có bị đau;
  • Nội soi bàng quang.

Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp cụ thể, để có kết quả chính xác hơn mà các xét nghiệm sau đây có thể được thực hiện:

  • Xét nghiệm protein phản ứng C;.
  • Công thức máu toàn bộ (CBC);
  • Siêu âm vùng chậu (chỉ dành cho phụ nữ);
  • Thử thai (đối với nữ giới);
  • Xét nghiệm nước tiểu;
  • Các xét nghiệm về bệnh lậu, chlamydia và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STI)

Các xét nghiệm trên tốt nhất nên được thực hiện tại những cơ sở y tế chuyên khoa để có kết quả chính xác trong thời gian nhanh nhất.

Tư vấn miễn phí: 0969 668 152 hoặc 02437 152 152 hoặc bấm >> TƯ VẤN TRỰC TIẾP << để được các chuyên gia giải đáp mọi thắc mắc về các vấn đề phụ khoa - tiết niệu.

Điều trị

Việc điều trị viêm niệu đạo dù ở nam hay nữ giới thì cũng cần đạt được những mục tiêu sau:

  1. Loại bỏ nguyên nhân nhiễm trùng;
  2. Cải thiện triệu chứng;
  3. Ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng;

Tùy theo từng nguyên nhân cụ thể mà việc điều trị viêm niệu đạo sẽ được điều trị với những biện pháp phù hợp.

Nếu nguyên nhân là do nhiễm vi khuẩn, bạn sẽ được dùng kháng sinh:

Bạn cũng có thể dùng cả thuốc giảm đau (các sản phẩm giảm đau cho đường tiết niệu) cùng với kháng sinh theo một liều lượng phù hợp.

Trường hợp đang điều trị viêm niệu đạo nên kiêng quan hệ tình dục, hoặc sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục (không khuyến khích).

Viêm niệu đạo do chấn thương hoặc chất kích thích hóa học:

Với những trường hợp này, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng cách tránh nguồn gây thương tích hoặc kích thích.

Lưu ý rằng: Trường hợp điều trị không khỏi sau khi sử dụng thuốc kháng sinh và kéo dài ít nhất 6 tuần được gọi là viêm niệu đạo mãn tính. Lúc này, việc sử dụng một loại kháng sinh sẽ không hiệu quả mà cần phải phối hợp nhiều loại kháng sinh khác nhau để điều trị tình trạng này.

viêm niệu đạo

Biến chứng có thể xảy ra

Ngoài những khó chịu trong sinh hoạt thì viêm niệu đạo khi không điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng của viêm niệu đạo đối với nam giới

  • Nhiễm trùng bàng quang (viêm bàng quang);
  • Viêm mào tinh hoàn;
  • Nhiễm trùng tinh hoàn;
  • Nhiễm trùng tuyến tiền liệt (viêm tuyến tiền liệt);
  • Sau khi bị nhiễm trùng nặng, niệu đạo có thể bị sẹo và sau đó thu hẹp.

Biến chứng của viêm niệu đạo đối với phụ nữ:

  • Nhiễm trùng bàng quang (viêm bàng quang);
  • Viêm cổ tử cung;
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID - nhiễm trùng niêm mạc tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng);

Viêm niệu đạo khi nào cần đi khám?

Trường hợp phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, bạn nên sớm thăm khám để bảo vệ sức khỏe và hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản hay thậm chí là vô sinh.

Và nếu đang gặp khó khăn về một địa chỉ tin cậy để thăm khám, hãy LIÊN HỆ BÁC SĨ ngay để có những tư vấn chính xác.

Khám phá: 11 địa chỉ phòng khám phụ khoa tốt nhất ở Hà Nội

Tin rằng với những chia sẻ trên, bạn đọc đã có thêm được những thông tin cần thiết về bệnh lý viêm niệu đạo. Tôi là bác sĩ Thúy Vân và hãy theo dõi Blog của tôi để có nhiều hơn những kiến thức về y tế nhé!


Tham khảo từ nhiều nguồn !

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC