Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là bệnh do vi khuẩn sống trên da hậu môn hoặc âm đạo vượt qua hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào hệ tiết niệu bao gồm: bàng quang, thận và các ống nối giữa chúng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu được ghi chép trong các tài liệu y học với tên gọi Urinary tract infections (UTI). Bệnh do vi khuẩn sống trên da hậu môn hoặc âm đạo vượt qua hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào hệ tiết niệu bao gồm: bàng quang, thận và các ống nối giữa chúng.

Theo thống kê, tỷ lệ nhiễm UTI ở phụ nữ cao hơn đàn ông. Các số liệu cũng cho thấy rằng cứ 5 phụ nữ sẽ có 1 người bị nhiễm trùng đường tiết niệu và 80% bệnh nhân trong số đó sẽ tái phát ít nhất 1 lần trong đời.

Chia sẻ thêm: Đường tiết niệu được chia thành 2 phần đó là tiết niệu trên và tiết niệu dưới. Đường tiết niệu trên bao gồm thận và niệu quản còn phần dưới bao gồm bàng quang và niệu đạo.

Thông về nhiễm trùng đường tiết niệu mà bạn cần biết

Nhiễm trùng đường tiết niệu do các vi khuẩn xâm nhập qua niệu đạo. Nếu chúng tiếp tục phát triển và di chuyển qua niệu đạo có thể gây ra nhiễm trùng bàng quang.

Các vi khuẩn từ bàng quang có thể tiếp tục di chuyển lên đường tiết niệu trên (niệu quản và thận) và gây nhiễm trùng (viêm bể thận)

Các bệnh nhiễm trùng với đường tiết niệu trên thường nặng hơn nhiễm trùng ở đường tiết niệu dưới.

Phụ nữ có nguy cơ mắc UTI cao hơn so với nam giới bởi pháp đẹp có ống niệu đạo ngắn. Vì thế, việc vi khuẩn tấn công lên bàng quang phụ nữ qua niệu đạo cũng sẽ dễ dàng hơn.

Lúc này chị em sẽ thấy có các triệu chứng phổ biến bao gồm tiểu mạnh, nước tiểu són, tiểu thường xuyên, đau, nóng rát khi tiểu, áp lực hoặc cảm thấy đau vùng bụng dưới, nước tiểu đục mùi nồng nặc.

Nhưng để chắc chắn hơn, nhiễm trùng đường tiết niệu UTI sẽ được chẩn đoán bằng các xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm tế bào máu.

Về việc điều trị, các triệu chứng khó chịu của bệnh sẽ chấm dứt sau khoảng 2-3 ngày điều trị nếu đúng phương pháp. Vì thế nên những phương pháp không phù hợp như dùng nước việt quất không thể mang lại tác dụng.

Lưu ý rằng nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thận, thậm chí là suy thận. Bệnh cũng rất dễ tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi.

Nguyên nhân gây ra UTI

Về mặt y học, nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là do hậu quả của sự tấn công từ vi khuẩn E. Coli (Escherichia coli). Ngoài ra Chlamydia (bệnh STI), mycoplasma, nấm men Candida cũng là các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng cho đường tiết niệu nhưng chỉ ở niệu đạo chứ không tác động được tới bàng quang.

Việc đóng mở của niệu đạo ở phía trước âm đạo khi quan hệ tình dục là con đường gây nhiễm trùng cho hệ tiết niệu nhanh nhất.

Vi khuẩn gần âm đạo có thể xâm nhập vào niệu đạo do tiếp xúc với dương vật, ngón tay hoặc các “thiết bị hỗ trợ” khác.

UTI sẽ có những tên gọi khác nhau phụ thuộc tùy vào từng vị trí bị viêm nhiễm, cụ thể như:

  • Nhiễm trùng ở bàng quang (viêm bàng quang).
  • Nhiễm trùng ở niệu đạo (viêm niệu đạo);
  • Nhiễm trùng thận (viêm bể thận) - nặng nhất.

Đến đây chắc hẳn sẽ có bạn sẽ hỏi thế còn niệu quản thì sao? Trong bộ phận đường tiết niệu có thể bị nhiễm trùng thì niệu quản là cơ quan “khỏe mạnh” nhất, nên tình trạng viêm nhiễm tại đây là hiếm gặp nhất nên xin phép không nhắc tới ở đây.

Yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm UTI

Nhiễm trùng đường tiết niệu không ngẫu nhiên mà xuất hiện mà bệnh lý thường có nguy cơ xuất hiện cao hơn ở các trường hợp sau:

  • Từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu trước đó;
  • Từng sinh đẻ;
  • Khô âm đạo;
  • Tiểu đường;
  • Béo phì;
  • Quan hệ tình dục nhiều và thô bạo;
  • Vệ sinh kém;
  • Đi tiểu không hết;
  • Đặt ống thông tiểu;
  • Dòng nước tiểu bị chặn (thường sỏi thận);
  • Sử dụng một số hình thức tránh thai (đặt vòng);
  • Mang thai;
  • Mãn kinh;
  • Các phẫu thuật liên quan tới đường tiết niệu;
  • Bị ức chế hệ miễn dịch;
  • Không hoạt động trong thời gian dài (tê liệt hoặc lười vận động);
  • Tampon;
  • Sử dụng nhiều kháng sinh.

Trong tất cả các yếu tố trên thì mãn kinh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu cao nhất. Bởi trong giai đoạn mãn kinh, mức độ estrogen thường bị giảm xuống mức tối đa. Sự sụt giảm này có thể gây ra những thay đổi ở các mô xung quanh niệu đạo và điều này gây ra nhiễm trùng. (tương tự như khi mang thai)

Nhiễm trùng đường tiết niệu nhận biết qua những dấu hiệu nào

Các dấu hiệu nhận biết đường tiết niệu ở mỗi trường hợp có thể khác nhau vì nó thuộc vào tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe và tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở bộ phận nào của hệ thống.

Trong đó, các triệu chứng thường gặp khi mắc UTI nhất đó là:

  • Thường xuyên mắc tiểu;
  • Nước tiểu đục, có mùi hôi tanh, một số trường có thể tiểu ra máu;
  • Đau, cảm giác nóng rát khi đi tiểu;
  • Buồn nôn, ói mửa;
  • Đau bụng dưới, ở lưng 1 hoặc cả 2 bên.

Máu trong nước tiểu có thể do nhiễm trùng tiết niệu, nhưng cũng có thể do các vấn đề khác. - Xem thêm tình trạng tiểu ra máu.

Nếu vi khuẩn xâm nhập vào niệu quản và di chuyển đến thận, các triệu chứng khác  cũng có thể xuất hiện, bao gồm:

  • Đau lưng;
  • Ớn lạnh;
  • Sốt;
  • Buồn nôn;
  • Nôn;

Lưu ý: Nhiễm trùng thận là tình trạng đặc biệt nghiêm trọng và nếu chậm trễ có thể dẫn tới suy thận. Vì thế, hãy đi khám ngay lập tức nếu bạn thấy mình có những dấu hiệu kể trên.

Các triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng tiểu, chẳng hạn như đi tiểu đau đớn, có thể được gây ra bởi các vấn đề khác (chẳng hạn như viêm âm đạo hoặc âm hộ ).

Các xét nghiệm cần thiết sẽ được thực hiện để chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh lý mà bạn đang gặp phải.

UTI được chẩn đoán như thế nào?

Thông thường, để chẩn đoán viêm đường tiết niệu các xét nghiệm cơ bản như phân tích nước tiểu sẽ được thực hiện. Và người bệnh sẽ cần cung cấp nước tiểu của mình.

Mẫu sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm kiểm tra sự có hay không sự tồn tại của các tế bào bạch cầu, hồng cầu và vi khuẩn.

Nước tiểu ở người bình thường sẽ không có vi khuẩn hoặc tế bào máu trong đó. Nếu một trong hai thứ này có lẫn trong nước tiểu, bạn có thể bị nhiễm trùng tiết niệu.

Điều trị đối với nhiễm trùng đường tiết niệu

Vì UTI thường do vi khuẩn gây ra nên kháng sinh sẽ là giải pháp tốt nhất trong số các phương pháp điều trị.

Và các loại thuốc kháng sinh cần dùng cũng như thời gian điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng và tiền sử bệnh của từng người.

Các triệu chứng UTI có thể biến mất trước khi vi khuẩn gây viêm nhiễm bị loại bỏ hoàn toàn. Vậy nên việc điều trị UTI sẽ cần phải duy trì cho tới khi các xét nghiệm chứng minh rằng vi khuẩn đã hoàn toàn biến mất trong cơ thể bạn.

Uống nhiều nước và thường xuyên đi tiểu luôn được các bác sĩ khuyến khích cho những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu vì điều này giúp loại bỏ vi khuẩn hiệu quả hơn.

Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân có thể phải nhập viện để đảm bảo rằng họ thực hiện đúng với những yêu cầu điều trị của bác sĩ. Cụ thể những đối tượng cần nhập viện sẽ là:

  • Phụ nữ có thai và bị bệnh;
  • Người cao tuổi;
  • Người mắc bệnh ung thư, tiểu đường, bệnh đa xơ cứng , chấn thương cột sống hoặc các vấn đề y tế khác;
  • Những người bị sỏi thận hoặc những thay đổi khác trong đường tiết niệu của họ
  • Hồi phục sau phẫu thuật đường tiết niệu gần đây.

Điều trị với nhiễm trùng tái phát ở phụ nữ

Trường hợp bị nhiễm trùng tái phát, để bệnh không gây nhiều ảnh hưởng, chị em phụ nữ cần chú ý:

  • Uống kháng sinh sau khi quan hệ tình dục;
  • Uống kháng sinh hàng ngày trong ít nhất 6 tháng;
  • Dùng thuốc kháng sinh trong 2 đến 3 ngày nếu các triệu chứng xuất hiện trở lại;
  • Trải qua liệu pháp estrogen âm đạo nếu họ đã mãn kinh.

Nếu tình trạng không được cải thiện hay gặp bất cứ vấn đề khó khăn nào, hãy nhấn [Vào Đây] để được hỗ trợ chi tiết hơn!

Làm thế nào để ngăn ngừa UTI?

Tuy không thể hoàn toàn chắc chắn nhưng một số cách sau có thể ngăn ngừa UTI khá hiệu quả:

  • Sau khi đi đại tiện hoặc sau khi đi tiểu, lau từ trước ra sau.
  • Rửa sạch vùng da xung quanh hậu môn và vùng sinh dục.
  • Tránh sử dụng thụt rửa, bột và thuốc xịt khử mùi.
  • Uống nhiều nước để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi hệ tiết niệu của bạn.
  • Không nhịn tiểu khi bàng quang có dấu hiệu căng tức hoặc tiểu đều đặn sau từ 2-3 giờ.
  • Mặc đồ lót có đáy quần bằng cotton.

Tổng kết:

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là sự tấn công của vi khuẩn làm phá vỡ hệ thống phòng thủ của cơ thể tại đường tiết niệu và gây viêm nhiễm. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thận, bàng quang và ống nối giữa các bộ phận này.

Bởi thế, không thể chủ quan mà cần kịp thời điều trị trong thời gian sớm nhất!

Từ khóa tìm kiếm bài viết !

nhiễm trùng đường tiết niệu

UTI là gì

Nhiễm trùng đường tiết niệu UTI

nhiễm trùng đường tiết niệu là gì

nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ

nhiễm trùng đường tiết niệu biểu hiện

bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu

chữa nhiễm trùng đường tiết niệu

cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu

nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới

dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu

Tham khảo từ nhiều nguồn !

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC