Nấm Candida là gì
Candida là một loại nấm men phổ biến, xuất hiện tự nhiên. Candida thường được tìm thấy trên da, màng nhầy, đường ruột và các cơ quan khác trên cơ thể.
Nấm Candida là gì?
Candida là một loại nấm men phổ biến và thường xuất hiện tự nhiên. Candida thường được tìm thấy trên da, màng nhầy, đường ruột và các cơ quan khác trên cơ thể.
Hiện các nhà khoa học đã phát hiện được 150 chủng Candida khác nhau, trong đó có 20/150 chủng Candida có thể ảnh hưởng tới sức khỏe đối với con người.
Các chủng Candida phổ biến nhất là
- Nấm Candida Albicans;
- Candida Glabrata;
- Candida Parapsilosis;
- Candida Tropicalis;
- Candida Krusei.
Candida thường được coi là loại nấm vô hại trong hệ sinh vật đường ruột và tồn tại mà không gây ra vấn đề gì trên da của chúng ta khi được kiểm tra.
Thế nhưng Candida là một “loại nấm cơ hội”. Khi hệ miễn dịch của chúng ta bị suy yếu, sự cân bằng “tinh tế” vốn có giữa vi khuẩn tốt và xấu trong cơ thể sẽ không còn tồn tại và đó là tiền đề cho sự phát triển vượt tầm kiểm soát của loại nấm này.
Việc mất kiểm soát có thể khiến Candida xâm nhập vào máu, và tấn công làm viêm nhiễm bất kỳ khu vực nào trên cơ thể, phá vỡ nhiều hệ thống cơ quan hơn khi nó phát triển.
Điều này dẫn đến một danh sách dài các triệu chứng mãn tính gây tổn hại cho sức khỏe của chúng ta.
Các triệu chứng của Candida là gì?
Triệu chứng Candida có thể khác nhau ở các cá thể khác nhau. Nấm men Candida sẽ di chuyển và bắt đầu sinh sôi mạnh mẽ lên trong các hệ cơ quan khác.
Bạn có thể nhận biết mình nhiễm Candida hay không qua các triệu chứng phổ biến, bao gồm:
Nấm miệng
Nấm miệng là khi Candida phát triển vượt mức kiểm soát trong miệng. Điều này có thể khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng đôi khi cũng có thể gặp ở người cao tuổi.
Nhiễm Candida ở khu vực này có thể bắt đầu trong miệng sau đó đi xuống cổ họng và thực quản.
Những dấu hiệu nhận biết nhiễm nấm candida ở miệng đó là:
- Mảng trắng trên lưỡi, phía mặt trong của má và vòm miệng;
- Hai mép khô và nứt;
- Mất vị giác đau khi nuốt;
- Rối loạn chức năng tuyến nước bọt;
- Mòn răng giả (ở người lớn tuổi);
Với trẻ sơ sinh và những người có hệ miễn dịch kém sẽ tăng nguy cơ gây bệnh tưa miệng.
Trẻ bị tưa miệng có thể mắc bị nhiễm trùng nấm men ở vùng lót tã, dẫn tới tình trạng phát ban đỏ gây đau và khó lành.
Vấn đề tiêu hóa
Nấm Candida có thể dễ dàng phát triển và gây ra những vấn đề ở hệ tiêu hóa như viêm.
Viêm mức độ thấp (từ tổn thương hoặc độc tố trong đường ruột) làm trì hoãn bất kỳ khả năng tự làm lành của niêm mạc ruột. Sau đó, nấm phát triển làm tăng diện tích phần viêm nhiễm lên, tạo ra nhiều tổn thương hơn với các chu kỳ lặp lại.
Nhiễm Candida trong ruột có thể dẫn đến
- Chuột rút;
- Đầy hơi;
- Táo bón xen kẽ và tiêu chảy.
Candida phát triển quá mức có liên quan đến bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, loét dạ dày và loét tá tràng.
Các vấn đề về da
Nhiễm Candida trên da có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể nhưng thường xuất hiện ở các nếp gấp trong môi trường ẩm ướt như: nách, háng, dưới vú hoặc trong các kẽ ngón tay, ngón chân.
Dấu hiệu của việc nhiễm nấm Candida trên da đó là:
- Phát ban đỏ;
- Nóng rát với ngứa dữ dội tại vùng da nhiễm nấm;
- Da có thể tạo ra mụn nước và mụn mủ.
Một số trường hợp candida còn có thể gây nứt và bắt đầu chảy máu hoặc rỉ mủ khi gãi.
Phát ban dai dẳng có thể phát triển và có thể đi kèm với bệnh chàm và bệnh vẩy nến - nguyên nhân gây ngứa âm đạo, vùng kín.
Bình thường, Candida sống tự nhiên trên da mà không có vấn đề gì. Nhưng nếu trạng thái cân bằng của vi khuẩn trên da bị thay đổi, nhiễm trùng Candida có thể hình thành với tốc độ nhanh chóng.
Cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng
Candida phát triển quá mức có liên quan đến sự thiếu hụt chất dinh dưỡng như vitamin B6, Magiê và các axit béo thiết yếu.
Việc thiếu những thành phần quan trọng này có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, gây mệt mỏi, đau cơ, yếu cơ...Và nhờ đó mà nấm men sinh sôi, phát triển rầm rộ hơn.
Đau khớp
Nếu nhiễm trùng Candida xâm nhập vào máu, nó có thể di chuyển đến các khớp gây ra một dạng suy nhược của viêm khớp nhiễm trùng.
Nếu không điều trị, nhiễm trùng gây đau đớn này có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng cho các khớp bik candida tấn công và khiến những cơn đau nhức trở nên trầm trọng hơn.
Tái phát đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng âm đạo
Hai vị trí “ưa thích” mà Candida có xu hướng xâm lấn phổ biến đó là đường tiết niệu và âm đạo. Cả hai bộ phận này đề có nguy cơ nhiễm trùng cao ở nữ giới với các triệu chứng gây đau đớn và dẫn tới sự bực bội do quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn.
Nhiễm nấm âm đạo là nhiễm trùng gây viêm âm đạo phổ biến thứ hai, ( nhiễm trùng vi khuẩn xếp thứ 1).
Khi mắc nhiễm trùng âm đạo có thể nhận biết bằng tình trạng đau khi giao hợp. - Xem thêm các triệu chứng khác của viêm âm đạo tại đây !
Đàn ông cũng có thể bị nhiễm trùng nấm men trên bộ phận sinh dục của họ, nhưng điều này ít phổ biến hơn nhiều.
Nhiễm trùng đường tiết niệu ít phổ biến hơn so với nhiễm nấm âm đạo. Những người có đường tiết niệu bị nhiễm trùng do Candida thường cảm thấy muốn đi tiểu nhiều hơn, nhưng khi tiểu thì lại rất đau và khó chịu.
Nước tiểu ở một số người còn có thể nhiều bọt kèm theo mùi mạnh hơn bình thường hoặc trong nước tiểu có máu.
Phản ứng dị ứng gia tăng
Như đã đề cập ở trên, Candida phát triển quá mức trong ruột có thể tạo ra các vấn đề tiêu hóa và viêm niêm mạc ruột.
Khi lớp lót này bị viêm, các tế bào hình thành thành ruột bị suy yếu và thể kết dính chặt được với nhau hơn bình thường.
Sự tăng tính thấm của ruột này cho phép các hạt thức ăn, độc tố có chứa mầm bệnh đi qua và xâm nhập sâu hơn vào phần còn lại của cơ thể.
Thèm đường và carbohydrate mạnh
Candida thích đường, đó là nguồn thức ăn ưa thích của loại nấm này. Do vậy, những người bị nấm Candida phát triển quá mức bình thường có cảm giác thèm ăn đường và carbohydrate.
Khi Candida tiếp tục sinh sôi, người bệnh càng cần nhiều đường và cảm giác thèm đường sẽ tăng lên.
Nguyên nhân chính của Candida là gì?
Candida là một mầm bệnh xâm lấn và cơ hội.
Như bạn có thể thấy, không có một hệ thống cơ thể nào được miễn trừ khỏi sự phát triển quá mức của nấm Candida và những ảnh hưởng của nó.
Vậy điều gì khiến nấm men này vượt ra khỏi tầm kiểm soát? Các điều kiện cho phép nó lây lan và lây nhiễm toàn bộ cơ thể là gì?
Sử dụng kháng sinh
Thuốc kháng sinh được sản xuất với mục đích tiêu diệt vi khuẩn, giúp khống chế Candida không bị phát triển quá mức. Tuy nhiên, các vi khuẩn có ích cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Hệ thống phòng thủ tự nhiên bị giết đi. Khi dùng một đợt kháng sinh,sẽ là mở ra một lỗ hổng cho các mầm bệnh tiêu cực tự biến ngay trong cơ thể phát triển.
Bởi thế mà hiện tại, việc lạm dụng kháng sinh đang “vô tình” góp phần tạo ra các chủng vi khuẩn nguy hiểm với khả năng miễn dịch với kháng sinh.
Sử dụng Corticosteroid
Corticosteroid được sử dụng để ức chế hệ thống miễn dịch với hy vọng giảm viêm.
Thông thường Corticosteroid được sử dụng cho các bệnh tự miễn. Tương tự như thuốc kháng sinh, việc làm giả hoạt động của hệ miễn dịch tự nhiên của Corticosteroid sẽ tạo cho Candida một môi trường hoàn hảo để sinh sôi và nảy nở.
Sử dụng lâu dài các loại thuốc này cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như loãng xương, các vấn đề về đường tiêu hóa và kìm hãm sự phát triển bình thường.
Thuốc ức chế bơm proton
Thuốc ức chế bơm Proton thường được kê toa cho chứng khó tiêu, triệu chứng trào ngược axit và loét dạ dày.
Chúng thay đổi độ pH trong dạ dày bằng cách ức chế sự tiết axit của dạ dày dạ dày. Điều này có thể làm giảm các triệu chứng trào ngược axit nhưng có thể khiến nấm Candida phát triển quá mức hơn, đặc biệt là tại thực quản.
Nhóm thuốc này cũng dẫn đến những thay đổi ở ruột khiến cho hệ vi sinh vật bị mất cân bằng. Điều này một lần nữa lại giúp cho Candida khó không chế hơn.
Chế độ ăn nhiều đường
Chế độ ăn uống hiện đại mà chúng ta tiêu thụ hiện nay có lượng đường cao hơn nhiều so với những thế hệ trước
Và việc tiêu thụ này có thể dẫn đến nhiều bệnh mãn tính và các bệnh nguy hiểm như tiểu đường loại hay các vấn đề về gan, béo phì.
Lượng đường trong thực phẩm tiện lợi đóng gói sẵn cũng là nguyên nhân làm giảm khả năng phòng vệ của cơ thể và nó cũng là nguồn thực phẩm mà nấm men Candida ưa thích!
Các Candida men thậm chí còn có cảm biến đường trong DNA của nó, khiến nó để phát triển và biến thành một sinh vật mạnh hơn.
Căng thẳng, Stress
Mức độ căng thẳng cao có thể thay đổi cách chúng ta chuyển hóa đường và cũng góp phần vào việc làm chúng ta thèm đường hơn.
Mỗi khi bị căng thẳng bạn thường sẽ ngủ ít hơn. Vì vậy ăn các loại thực phẩm có đường là cách giúp bạn có nguồn năng lượng bổ sung vào cơ thể tốt nhất. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp phù hợp, bởi khi bạn đang ăn thực phẩm nhiều đường thì cả nấm Candida cũng đang “ngấu nghiến” theo.
Căng thẳng kéo dài cũng làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm giảm khả năng phòng vệ của chúng ta để chống lại mầm bệnh.
Nồng độ thủy ngân trong cơ thể cao
Candida có khả năng sống và phát triển mạnh trong môi trường có chứa kim loại nặng như thủy ngân. Mặt khác, thủy ngân là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm và thúc đẩy nấm Candida phát triển .
Thật không may, hiện nay có nhiều nguồn tiếp xúc với thủy ngân. Chúng ta có thể ăn thủy ngân từ nước bị ô nhiễm hoặc từ cá sống trong môi trường nước này. Ngoài ra, không khí và một số loại vắc - xin cũng có thể là nguồn thủy ngân tiềm ẩn.
Florua và clo
Florua và clo đã được thêm vào hệ thống nước sạch hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt với các thành phố lớn như Hà Nội hay HCM với có tác dụng làm sạch nước, tiêu diệt mầm.
Mặc dù những hóa chất này thực sự giúp tiêu diệt mầm bệnh, bao gồm cả Candida. Nhưng nó cũng tiêu diệt tất cả - cả vi khuẩn tốt cho cơ thể.
Nếu florua và clo đã bắt đầu quét sạch vi khuẩn tốt của chúng ta, nhưng Candida không bị ảnh hưởng thì đây sẽ là điều kiện giúp nấm Candida có một môi trường tuyệt vời để phát triển.
Thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai theo toa được sử dụng rộng rãi bởi phụ nữ ngày nay.
Những estrogen nhân tạo này làm đảo lộn mức sinh học bình thường của nội tiết tố nữ. Trong khi Candida dường như phát triển mạnh trong môi trường estrogen cao.
Uống rượu bia
Mặc dù đường là nguồn năng lượng chủ yếu của nấm Candida nhưng loại nấm men này cũng có thể sử dụng ethanol làm nguồn dinh dưỡng nếu cần thiết.
Nếu có thêm đường trong đồ uống có cồn mà bạn lựa chọn, thì điều này tương đương với việc đổ xăng vào lửa.
Bên cạnh đó, một trong những chất chuyển hóa nguy hiểm do Candida tạo ra từ rượu là Acetaldehyd - chất gây ung thư hàng đầu hiện nay.
Lợi ích của việc phát hiện sớm
Nấm men Candida phát triển quá mức có thể gây những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của bạn nếu không được xử lý đúng cách. Vì thế, khi có một số dấu hiệu nhiễm trùng Candida, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế khi cần thiết.
Nắm phát hiện sớm loại nhiễm trùng này là rất quan trọng để sức khỏe và năng lượng của bạn. Đồng thời sẽ được cải thiện sức khỏe nhanh chóng khi khôi phục sự cân bằng về tỷ lệ vi khuẩn trong cơ thể.