Viêm âm đạo

Thông tin chuyên sâu về viêm âm đạo: từ nguyên nhân, các triệu chứng của âm đạo viêm nhiễm tới lời khuyên trong vấn đề điều trị của bác sĩ phụ khoa Thúy Vân với hơn 30 năm kinh nghiệm.

Viêm âm đạo hay Vaginitis là một thuật ngữ y tế được sử dụng để mô tả các rối loạn khác nhau gây ra nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm tại âm đạo (ống kết nối tử cung với âm hộ).

Nhiều chị em phụ nữ thường lẫn lộn giữa viêm âm đạo và viêm âm hộ với nhau. Do vậy mà cũng nhầm lẫn luôn tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại 2 cơ quan này. Thực tế:

Viêm âm hộ là tình trạng viêm cả âm đạo và âm hộ (bộ phận sinh dục ngoài của nữ).

Nhìn chung, cả 2 tình trạng bệnh lý phụ khoa này có thể là hậu quả của sự nhiễm trùng gây ra bởi các sinh vật như vi khuẩn, nấm men hoặc vi rút.

Theo đó, các tác nhân gây viêm nhiễm trên có thể được kích thích phát triển bởi hóa chất trong nước xả vải, xà phòng còn sót lại trên đồ lót, thuốc xịt hay từ dung dịch vệ sinh phụ nữ hàng ngày dẫn tới viêm âm đạo.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, viêm nhiễm ở âm đạo là kết quả của sự lây nhiễm các “sinh vật “ từ bạn tình, do chị em bị khô âm đạo hay do thiếu estrogen (thường gặp nhiều ở phụ nữ trung niên và phụ nữ mang thai).

Tạm kết:

Viêm âm đạo là trình trạng bị kích thích của âm đạo hoặc âm hộ của phụ nữ. Nó rất phổ biến khi có đến một phần ba phụ nữ trên Thế giới đã gặp phải các triệu chứng viêm âm đạo.

Âm đạo biị viêm nhiễm ảnh hưởng đến phụ nữ ở mọi lứa tuổi nhưng các chị em đang trong độ tuổi sinh sản sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn

Viêm âm đạo có thể điều trị, nhưng đôi khi ở một số người, tình trạng bệnh tái phát có thể diễn ra thường xuyên hơn, thậm chí là đeo bám trong suốt cuộc đời của họ.

Điều gì có thể gây viêm âm đạo?

Những tác nhân làm thay đổi nồng độ pH trong môi trường âm đạo sẽ gây mất sự cân bằng giữa nấm men và vi khuẩn đang sống tại đây. Và điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm cho cơ quan sinh dục này, cụ thể:

  • Sử dụng kháng sinh;
  • Thay đổi nồng độ hormone do mang thai, cho con bú hoặc mãn kinh;
  • Thụt rửa;
  • Tinh trùng;
  • Quan hệ tình dục;
  • Sản phẩm gây kích ứng;
  • Các biện pháp tránh thai như: Thuốc , bao cao su....
  • Nhiễm trùng.

Các loại viêm âm đạo phổ biến nhất là:

Có nhiều tác nhân gây viêm âm đạo khác nhau. Vì thế, để thuận tiện cho việc khám và điều trị, người ta chia viêm âm đạo thành các loại sau :

  • Âm đạo viêm do Trichomonas;
  • Viêm do nấm Candida (nấm men);
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn;
  • Viêm âm đạo khô.
  • Chlamydia hoặc viêm âm đạo do lậu;
  • Viêm do virus;
  • Viêm âm đạo không nhiễm trùng;

Tương ứng với loại viêm ở âm đạo trên, các triệu chứng viêm nhiễm cũng sẽ có sự khác biệt. Và nếu muốn biết chính xác những bất ổn mà “cô bé” của mình đang gặp phải, chị em hãy tìm tới các bác sĩ để được tư vấn.

BẠN CẦN BS VẤN TƯ VẤN GÌ KHÔNG?

ÂM ĐẠO VIÊM DO THIẾU ESTROGEN GÂY KHÔ:

Thiếu estrogen là nguyên nhân chính khiến âm đạo bị khô. Bởi sự suy giảm của nội tiết tố này là yếu tố  “góp phần” gây ra tình trạng viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục nữ..

Thông thường tình trạng viêm nhiễm trên hay xảy ra ở các chị em phụ nữ đang có sự thay đổi hormone trong cơ thể lớn như khi cho con bú, khi mãn kinh hay khi gặp phải các tổn tại buồng trứng hoặc khi phẫu thuật cắt bỏ cơ quan này.

DỊ ỨNG

Dị ứng hoặc nhạy cảm với các thành phần hóa chất do sự tiếp xúc trực tiếp hay ảnh hưởng từ các hoạt động vệ sinh khác nhau cũng có thể gây viêm âm đạo. Những yếu tố sau có thể kích ứng và gây viêm nhiễm cho cô bé, bao gồm:

  • Thụt rửa âm đạo;
  • Một số loại chất bôi trơn dùng khi quan hệ;
  • Rửa vùng kín với dung dịch vệ sinh có thành phần nước hoa;
  • Băng vệ sinh, tampon;
  • Mặc đồ tắm ướt hoặc quần áo ẩm ướt trong thời gian dài;
  • Xà bông chứa nước hoa;
  • Đồ lót không có đáy bằng cotton;
  • Giấy vệ sinh, khăn ướt thơm hoặc chứa phẩm màu;
  • Xà phòng, nước làm mềm vải;
  • S.e.x toy;
  • Bao cao su có latex;

Cơ thể của mỗi người là khác nhau. Vì vậy những điều gây ra sự khó chịu hay dị ứng ở người này không có nghĩa cũng gây ra vấn đề tương tự cho người khác. Và chị em hoàn toàn có thể bị dị ứng từ những tác nhân khác ngoài những yếu tố trên.

ÂM ĐẠO VIÊM DO QUAN HỆ TÌNH DỤC

Chị em đừng nhầm lẫn, bởi âm đạo tuy có thể bị viêm sau khi quan hệ nhưng nó chắc chắn không phải là bệnh lý lây qua đường tình dục (STDs).

Những tác nhân gây bệnh bao gồm: nấm,  vi khuẩn, virus có trong bộ phận sinh dục của đối tác khi quan hệ có thể di chuyển sang âm đạo và làm thay đổi sự cân bằng vốn có tại đây.

Và tuy không phổ biến, nhưng ở một số trường hợp, chị em còn có thể bị dị ứng với tinh trùng của nam giới và đây cũng là nguyên nhân gây viêm nhiễm cần được biết tới.

VIÊM ÂM ĐẠO TÁI PHÁT

Một số chị em có tình trạng viêm âm đạo tái phát nhiều lần (tái bệnh 4 lần/ năm).

Tuy nhiên, điều này thường chỉ xảy ra ở những đối tượng có hệ miễn dịch yếu hoặc có mắc các bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể như HIV hay tiểu đường.

Ngoài ra, việc điều trị viêm nhiễm không dứt điểm, dừng điều trị khi thấy hết dấu hiệu cũng là nguyên nhân dẫn tới sự tái đi tái lại này.

biểu hiện viêm âm đạo

Triệu chứng viêm âm đạo là gì?

Dấu hiệu của viêm âm đạo ở mỗi người là không giống nhau và nó tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề này. Nhưng thường các bệnh nhân viêm âm đạo khi tới thăm khám đều có triệu chứng phổ biến như:

Ngoài ra, với các tác nhân cụ thể, sẽ có các triệu chứng điển hình khác nhau, bao gồm:

  • Dấu hiệu khí hư viêm do nhiễm trùng nấm men: Dịch tiết thường đặc quánh có màu nhưng không mùi. Và khi vệ sịnh ở cuối ngày, chị em sẽ thấy xuất hiện một lớp mảng bám màu trắng xung quanh âm đạo.
  • Dấu hiệu khí hư của viêm nhiễm do vi khuẩn âm đạo (BV): Chị em sẽ thấy dịch tiết âm đạo của mình có màu xám, sủi bọt và kèm theo mùi tanh. (Nhưng thông thường, BV cũng không có triệu chứng).
  • Nhận biết viêm âm đạo do Trichomonas (Trich) Khí hư khi nhiễm Trich thường nổi bọt trắng, các dịch tiết ra không trắng như bình thường mà chuyển sang màu xanh vàng (nõn chuối), một số trường hợp có mùi hôi và sủi bọt trắng.

Tạm kết:

Các triệu chứng viêm âm đạo có thể là siêu rõ ràng nhưng ở nhiều trường hợp, có khi nó còn không có bất cứ cảnh báo cụ thể nào hết.

Bởi thế, những thông tin chia sẻ ở trên là một ý tưởng tốt để chị em chú ý hơn đến những gì mà âm hộ và âm đạo của mình đang gặp phải. Nhưng không phải lúc nào chị em cũng có thể dễ dàng phát hiện các dấu hiệu của viêm âm đạo hoặc bệnh lý nhiễm trùng khác mà phải cần đến sự trợ giúp của các bác sĩ.

Tư vấn miễn phí: 0969 668 152 hoặc 024 37 152 152 hoặc bấm >> TƯ VẤN TRỰC TIẾP << để được các chuyên gia giải đáp mọi thắc mắc về các vấn đề phụ khoa - tiết niệu.

Viêm âm đạo được điều trị như thế nào?

Viêm âm đạo do nhiều tác nhân khác nhau gây ra. Vì thế không thể điều trị chung chung hay dùng một loại cho nhiều trường hợp. Bởi thế để điều trị hiệu quả, phải dùng đúng thuốc với từng tác nhân cụ thể.

Hiểu đơn giản là trong điều trị viêm âm đạo, thuốc chữa nấm candida (một loại gây viêm âm đạo phổ biến nhất) sẽ không thể chữa khỏi nhiễm trùng nấm men khác hay bất kỳ loại viêm âm đạo nào khác.

Do vậy, nếu đang không chắc chắn, chị em hãy đi khám bác sĩ. Việc tự ý mua thuốc để điều trị tuy có thể giúp tiết kiệm chi phí thăm khám nhưng có thể tiềm ẩn rủi ro lớn khi việc dùng thuốc sai khiến cho tình trạng bệnh tồi tệ hơn.

Khi mua thuốc không kê đơn, hãy nhớ đọc tất cả các hướng dẫn trước khi sử dụng sản phẩm. Hãy chắc chắn sử dụng tất cả các loại thuốc và đừng dừng lại chỉ vì các triệu chứng viêm nhiêm ở âm đạo của bạn đã biến mất.

Xem thêm: [ĐIỀU TRỊ VIÊM ÂM ĐẠO] VIÊM ÂM ĐẠO DÙNG THUỐC GÌ? CÔNG DỤNG & LIỀU DÙNG

Và hãy để xem bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn nếu:

  • Tất cả các triệu chứng không biến mất hoàn toàn.
  • Các triệu chứng trở lại ngay sau khi kết thúc điều trị.
  • Mắc các bệnh nghiêm trọng như tiểu đường;
  • Viêm âm đạo trong thời kỳ mang thai;

Trường hợp viêm âm đạo không phải do nhiễm trùng như do xà phòng, bột giặt còn sót lại hay do chất liệu đồ lót… sẽ được điều trị bằng cách thay đổi những yếu tố này.

Cụ thể, chị em có thể thay đổi xà phòng, bột giặt hay các chất làm mềm vải và lựa chọn loại đồ lót phù hợp hơn loại đang sử dụng.

Ngoài ra, nên nhớ rằng không thụt rửa âm đạo, sử dụng các sản phẩm vệ sinh có nước hoa hoặc chất kích thích trong quá trình làm sạch “cô bé”.

Tạm kết:

Chìa khóa để điều trị viêm âm đạo đúng cách là tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng vì các triệu chứng của các dạng viêm âm đạo đôi khi lại khá giống nhau.

KHÔNG TỰ Ý DỰA VÀO TRIỆU CHỨNG CỦA MÌNH ĐỂ TÙY TIỆN MUA THUỐC ĐIỀU TRỊ.

Bạn có sẽ cần tới sự hỗ trợ hiệu quả từ các bác sĩ tại bệnh viện hoặc cá phòng khám chuyên khoa bằng cách cung cấp chính xác các mô tả về màu sắc, số lượng và mùi của bất kỳ dịch tiết bất thường nào.

Tôi hay các bác sĩ nào khác không bao giờ khuyên bạn thụt rửa âm đạo trong điều trị. Ngoài ra cũng yêu cầu bạn không được quan quan hệ tình dục trong 24 giờ trước khi đi khám.

Xem thêm: 11 Địa chỉ phòng khám, bệnh viện phụ khoa tốt ở Hà Nội

Bảng chú giải:

Viêm âm đạo do vi khuẩn là gì?: Viêm âm đạo do vi khuẩn là sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại trong âm đạo và gây ra các triệu chứng viêm nhiễm.

Các triệu chứng của vi khuẩn âm đạo là gì?: Triệu chứng chính là tăng tiết dịch với mùi tanh. Chất thải thường có màu mỏng và tối hoặc xám xỉn, nhưng đôi khi lại có màu xanh lục. Ngứa là dấu hiệu không thực sự phổ biến nhưng có thể xuất hiện trong trường hợp bài tiết nhiều nước tiểu.

Viêm âm đạo do vi khuẩn được điều trị như thế nào?: Một số loại kháng sinh khác nhau có thể được sử dụng để điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn. Chúng có thể được uống bằng miệng hoặc đưa vào âm đạo dưới dạng kem hoặc gel.

Trichomonas là gì?: Trichomonas là một tình trạng gây ra bởi ký sinh trùng siêu nhỏ và được lan truyền qua tình dục. Phụ nữ bị nhiễm trichomonas có nguy cơ cao mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) khác.

Viêm âm đạo teo là gì?: Viêm âm đạo teo không phải do nhiễm trùng mà có thể do sự thay đổi của dịch tiết và kích thích âm đạo, dẫn tới một số biểu hiện như khô, ngứa và rát. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi nồng độ hormone nữ thấp, chẳng hạn như trong thời gian cho con bú và sau khi mãn kinh. Viêm âm đạo teo được điều trị bằng cách bổ sung thêm estrogen bằng cách sử dụng một số loại kem âm đạo, vòng hoặc máy tính bảng để hộ trợ. Một số chất bôi trơn hòa tan trong nước cũng có thể hữu ích trong quá trình giao hợp.

Khi khám viêm âm đạo, tôi nhận thấy nhiều chị em đặc biệt là các bạn trẻ không phân biệt được âm đạo và âm hộ, sự nhầm lẫn này tuy không lớn nhưng nó ảnh hưởng tới một số vấn đề trong khám bệnh và kê đơn của mình đặc biệt trong điều trị viêm nhiễm. Và chị em hãy nhớ.

Âm đạo: là một ống đàn hồi, được tạo thành từ các cơ với một lớp lót mềm và linh hoạt, cung cấp chất bôi trơn và tạo khoái cảm khi quan hệ. Âm đạo kết nối tử cung với môi trường bên ngoài.

Âm hộ: Gồm các cơ quan bên ngoài có thể nhìn thấy được như đồi vệ nữ, âm vật, 2 môi lớn, nhỏ, lỗ niệu đạo…..

Từ khóa tìm kiếm bài viết !

viêm âm đạo

viem am dao

viêm âm đạo là gì

điều trị viêm âm đạo

âm đạo bị viêm nhiễm

viêm âm hộ

viêm nhiễm phụ khoa

viêm âm đao cách chữa

viêm âm dạo dùng thuốc gì

điều trị viêm âm đạo

dấu hiệu viêm âm đạo

Triệu chứng viêm âm đạo là gì

viêm âm dao.

Xem thêm: Sữa cho bà bầu 3 tháng đầu

Nghe mẹ bầu bật mí về sữa bầu tốt nhất với những “tiêu chuẩn vàng” khi chọn

Bầu giai đoạn đầu cần làm gì và nên dùng sữa gì cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Nguồn tham khảo:

Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/fungal/diseases/candidiasis/genital/index.html Truy cập lần cuối ngày 15/3/2019

The American Congress of Obstetricians and Gynecologists . https://www.acog.org/Patients/FAQs/Vaginitis Truy cập lần cuối ngày 15/3/2019

U.S. Department of Health and Human Services, Office of Women’s Health. https://www.womenshealth.gov/a-z-topics/bacterial-vaginosis Truy cập lần cuối ngày 15/3/2019

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC