Viêm tuyến Bartholin

Bệnh viêm tuyến Bartholin (U nang tuyến Bartholin) thường xảy ra ở hai bên cửa âm đạo khi các tuyến u nang hình thành do tắc nghẽn và dẫn tới viêm nhiễm.

Viêm tuyến Bartholin (Tên gọi khác: u nang tuyến Bartholin) là tình trạng xảy ra viêm nhiễm khi ống tuyến Bartholin bị tắc nghẽn do vi khuẩn, chấn thương hay một tác nhân nào đó. Bệnh sẽ tạo thành áp xe Bartholin ( là tình trạng nặng hơn ) nếu không sớm điều trị kịp thời.

Các tuyến Bartholin nằm ở cả hai bên của môi âm hộ, có nhiệm vụ tiết ra chất nhầy giữ ẩm cho niêm mạc âm đạo và bôi trơn khi quan hệ tình dục. Chất nhầy được tiết ra qua hai ống dẫn xuất hiện ở nội mạc âm đạo sau. Còn khi được kích thích, tuyến Bartholin tiết ra một chất lỏng bôi trơn. Và u nang tuyến của Bartholin thường sưng lên khi tuyến bị tắc nghẽn.

Triệu chứng phổ biến dễ nhận thấy nhất khi tuyến Bartholin bị viêm đó là sưng vùng kín. Những biểu hiện đau hay cơ thể nóng sốt có các dịch mủ chảy ra từ nang sẽ tiếp tục xuất hiện khi viêm tuyến trở thành áp xe.

Tuy nhiên, tới đây không có nghĩa là cứ sưng vùng kín thì bạn mắc viêm tuyến bartholin hay áp xe, bạn có thể tìm lại bài viết của Bác sĩ Vân về chủ đề này trước đó để hiểu hơn những gì mà tôi nói ở đây.

Cách để xác định chính xác nhất vấn đề tuyến Bartholin của bạn có bị viêm nhiễm hay không đó là xét nghiệm tế bào.

Cũng xin lưu ý thêm rằng, sự tắc nghẽn của tuyến Bartholin nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời chúng có thể vỡ ra rất nhanh do mỗi ngày tuyến này đều tiết ra một lượng chất nhờn lớn giữ ẩm cho niêm mạc tử cung.

Trong trường hợp viêm nhiễm biến chứng thành áp xe, bác sĩ có thể khắc phục tình trạng bằng phẫu thuật rạch một vết nhỏ trên vị trí sưng mọng của tuyến để loại bỏ lượng dịch nhờn tích tụ bên trong.

Nguyên nhân nào gây ra u nang và viêm ở tuyến Bartholin?

Như những gì đã chỉ ra trước đó, một u nang của Bartholin phát triển khi ống dẫn của tuyến bị tắc nghẽn.

Cụ thể, các chất lỏng do tuyến này sản xuất sẽ bị tích tụ lại, khiến cho tuyến bị sưng lên và tạo thành u nang. Điều này không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt mà còn có thể góp phần hình thành các khối áp xe.

Thông thường những vi khuẩn gây tắc nghẽn nang Bartholin thường là các vi khuẩn có thể lây truyền qua đường tình dục như:

  • Chlamydia;
  • Lậu;
  • Vi khuẩn thường được tìm thấy trong đường ruột chẳng hạn như Escherichia coli (E.Coli).

Nếu tuyến Batholin bị tắc do Chalamydia hay vi khuẩn lậu cầu thì cũng đồng nghĩa với việc, ngoài viêm tuyến bartholin cơ thể bạn cũng có thể xuất hiện biểu hiện khác của các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.

Tới đây nếu có vấn đề gì còn thắc mắc bạn có thể [bấm vào đây] để tôi hoặc đội ngũ bác sĩ của tôi tư vấn cho bạn trước khi chúng ta tiếp tục bài viết.

Triệu chứng và Biểu hiện của bệnh viêm tuyến Bartholin là gì?

U nang của Bartholin có thể gây sưng môi âm hộ, tạo ra một khối u gần cửa vào âm đạo nhưng thông thường bệnh không gây đau nhức. Chỉ tới khi, kích thước các khối u nang phát triển lớn hơn (kích thước áp xe trung bình thường là 1cm).

Khi viêm tuyến bartholin biến chứng sang thàng áp xe cũng sẽ gây ra đau đớn đáng kể cùng với đó sưng hoặc cơ thể phát sốt. Khu vực sưng ở âm hộ có thể dễ nhận biết do có vùng da đỏ và khi ấn vào sẽ thấy mềm (xem hình minh họa của tôi bên dưới).

Ngoài hiện tượng sưng, bạn cũng có thể nghi ngờ tuyến bartholin của mình bị viêm nhiễm qua cảm giác đau và khó chịu khi đi hoặc ngồi. Dịch âm đạo có thể xuất hiện nếu tình trạng nhiễm trùng của bạn do các vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra.

Hình ảnh u nang tuyến Bartholin

hình ảnh u nang tuyến Bartholin

Những biểu hiện của viêm tuyến Bartholin thường rất giống với bệnh phụ khoa khác như viêm âm đạo hay bệnh lây qua đường tình dục, thế nên khi có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh, bạn nên tới các cơ sở chuyên khoa phụ khoa để được chuẩn đoán để có kết quả chính xác nhất.

Không được tự ý phán bệnh và tự ý mua thuốc để điều trị nếu không muốn tình trạng bệnh phát triển phức tạp hơn.

Chẩn đoán và điều trị viêm tuyến Bartholin

Chẩn đoán

Để chẩn đoán có phải tuyến Bartholin của bạn bị viêm hay là không các bác sĩ sẽ quan sát bằng mắt thường vùng âm đạo bị sưng. Thông qua kích thước các cục u, bác sĩ cũng có thể biết chúng có tiến triển thành áp xe hay không.

Đối với phụ nữ trên 40 tuổi áp xe Bartholin có thể biến chứng thành ung thư. Do vậy, một vài xét nghiệm sinh thiết để xác định chính xác tình trạng sẽ cần thiết phải được thực hiện.

Hiện tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội nơi tôi đang làm việc có đưa ra chương trình ưu đãi gói khám phụ khoa với giá 680.000đ - Bạn có thể tham khảo về gói ưu đãi tại đây.

Điều trị

Việc điều trị viêm tuyến Bartholin sẽ được căn cứ vào mức độ viêm nhiễm cụ thể.

VỚI TRƯỜNG HỢP VIÊM NHIỄM NHẸ

Nếu bạn bị sưng nhẹ và chưa xuất hiện u nang hoặc nếu bạn có một u nang mềm, có thể điều trị nó bằng các miếng gạc ấm, chườm hơi nóng hay các loại thuốc kháng sinh.

Việc sử dụng gạc ấm có thể giúp giảm bớt sự tắc nghẽn và chống nhiễm trùng khá hiệu quả

Bên cạnh đó, thuốc giảm đau không kê đơn ibuprofen (Advil, Motrin và các nhãn hiệu khác) có thể giúp giảm đau nhanh chóng và làm các u nang tan đi.

RẠCH U NANG TUYẾN BARTHOLIN TRONG TRƯỜNG HỢP BỆNH VIÊM NẶNG

Nếu u nang biến thành áp xe lớn có mủ, nó cần phải được dẫn lưu để dịch thoát ra ngoài. Và các thủ thuật này cần được thực hiện phòng phẫu thuật

Cụ thể, các bác sĩ sẽ tiêm cho bạn một liều thuốc gây tê tạm thời để làm mất cảm giác và dùng dao mổ rạch một đường nhỏ trong u nang sau đó khâu quanh mép nang khi đã hết dịch.

Với một áp xe lớn hơn, một ống tạm thời hoặc gạc đóng gói có thể được đặt bên trong u nang để dịch thoát ra nhanh hơn.

Bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh nếu nhiễm trùng có dấu hiệu lây lan sang vùng da và các bộ phận sinh dục xung quanh.

Tuy nhiên đôi khi nhiễm trùng u nang vẫn có thể tái phát vì lý do nào đó và để ngăn ngừa tình trạng này, hãy nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Xem thêm: 10 địa chỉ khám phụ khoa uy tín ở Hà Nội

Tổng kết

Tóm lại, viêm tuyến Bartholin hay áp xe Bartholin xuất hiện khi tuyến này bị tắc nghẽn và các chất dịch bị ứ đọng bên trong hình thành lên các khối u nang. Nhưng nó sẽ hết khi bạn tìm gặp bác sĩ và có các can thiệp y khoa phù hợp.

Tôi là bác sĩ Thúy Vân và hãy theo dõi Blog của tôi thường xuyên để có thêm những kiến thức cần thiết về sản phụ khoa. Và nếu cần sự trợ giúp, hãy để tôi làm điều đó cho bạn!

Từ khóa tìm kiếm trong bài

tuyến bartholin

viêm tuyến bartholin

hình ảnh viêm tuyến bartholin

bệnh viêm tuyến bartholin

nang tuyến bartholin

viêm tuyến bartholin uống thuốc gì

điều trị viêm tuyến bartholin

mổ u nang tuyến bartholin

viêm tuyến bartholin là gì

áp xe tuyến bartholin

triệu chứng viêm tuyến bartholin

tuyến bartholin là gì

u nang tuyen bartholin


Tài liệu tham khảo

Bartholin’s Abscess https://www.healthline.com/health/bartholins-abscess Truy cập lần cuối ngày 21-3-2019.

Management of Bartholin Duct Cysts and Abscesses: A Systematic Review https://insights.ovid.com/crossref?an=00006254-200906000-00021 Truy cập lần cuối ngày 21-3-201 .

Clinical Pathology of Bartholin's Glands: A Review of the Literature https://www.karger.com/Article/FullText/365683 Truy cập lần cuối ngày 21-3-2019.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC