Bệnh lây qua đường tình dục

Bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs, ( một số người gọi là STDs ) là phổ biến, STI có thể kiểm soát được nhưng chưa không có thuốc khỏi hoàn toàn.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới, mỗi ngày có hơn 1 triệu ca nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) được phát hiện.

Chúng ta không thể nhiễm STIs từ việc ôm, bắt tay hoặc sử dụng chung nhà vệ sinh hay bát đũa với người bệnh mà con đường chính để lây nhiễm nhóm các bệnh lý này sẽ không gì khác ngoài việc quan hệ tình dục.

Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với dịch hậu môn, máu hay qua niêm mạc vết thương hở cũng có thể là yếu tố làm bạn bị lây nhiễm một số STI như HPV, herpes sinh dục và trichomonas.

Nhắc đến bệnh STIs, người ta thường nghĩ đây là những bệnh lý đáng sợ, có nguy cơ tử vong cao và những người mắc bệnh thường bị đánh giá nặng nề về nhân phẩm. Tuy nhiên, bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục và việc kỳ thị người bệnh chỉ khiến việc kiểm tra STIs gặp nhiều khó khăn hay làm bệnh ngày càng lây lan, phát triển hơn mà thôi.

Thông tin thêm: Từ viết tắt STD ( Sexually Transmitted Disease) là từ được sử dụng thay thế cho STIs, 2 từ này có ý nghĩa tương tự nhau. Đối với giới chuyên gia và cộng đồng y tế, STIs thường được dùng nhiều hơn. Bởi nó có ý nghĩa rộng và bao quát hơn cũng như độ chính xác về mặt kỹ thuật của nó cũng cao hơn khi không phải tất cả các tình trạng nhiễm trùng đều biến thành bệnh.

10 điều bạn nên biết về bệnh STIs

Bạn có thể lây nhiễm STI từ bất kỳ hình thức quan hệ tình dục nào

Quan hệ tình dục qua đường âm đạo với dương vật không phải là cách duy nhất để bệnh STIs lây truyền.

Bạn cũng có thể nhiễm STIs qua quá trình quan hệ bằng miệng hoặc hậu môn hoặc các loại hành vi tình dục thân mật khác như: tiếp xúc trực tiếp với da và vị trí nhiễm bệnh.

Một số bệnh STIs đặc biệt như viêm gan B cũng có thể được truyền qua tiếp xúc trực tiếp với máu.

Đặc biệt, cần biết rằng những thông tin như việc lây nhiễm STI bằng việc sử dụng chung bồn cầu hay ghế nhà vệ sinh đều là những kết luận mang tính phỏng đoán và không có cơ sở rõ ràng.

Nam, nữ, người già, trẻ nhỏ, bà bầu đều có thể bị nhiễm STIs

Bất cứ ai, bất cứ tầng lớp hay giới tính nào, bất kể có mang thai không hay  có khuynh hướng tình dục ra sao cũng đều là những đối tượng có thể mắc STIs.

Thống kê thực tế, một nửa đối tượng mắc STIs thường có hoạt động tình dục khi 25 tuổi - Hiệp hội Sức Khỏe Tình Dục Mỹ.

Có thể bạn chưa biết: Các bệnh lây qua đường tình dục đặc biệt là Trichomonas thường gây biến chứng gây viêm âm đạo ở nữ.

Bao cao su không phải là tuyệt đối an toàn trước bệnh STIs

Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần đeo bao cao su là có thể yên tâm quan hệ mà không cần lo lắng về nguy cơ mắc các bệnh qua đường tình dục. Suy nghĩ này dễ thấy nhất ở những nam giới thường xuyên quan hệ với gái mại dâm.

THÊ NHƯNG ĐIỀU NÀY LÀ  SAI LẦM!

Cách được cho là bảo vệ bạn tốt nhất khỏi lây nhiễm STI chỉ có thể là KHÔNG QUAN HỆ TÌNH DỤC.

Nếu có quan hệ, bao cao su chỉ là phương pháp phòng tránh tốt nhất tính tới thời điểm hiện tại mà bạn có thể làm, nhưng không có nghĩa là “áo mưa” có thể bảo vệ bạn một cách tuyệt đối trước STIs.

Đặc biệt nên biết rằng, đối với trường hợp một số bệnh STIs có thể lây lan qua tiếp xúc với da và vùng nhiễm bệnh như HPV, herpes và trichomonas sử dụng bao cao su là hoàn toàn vô tác dụng.

Không phải cứ nhiễm STI là có triệu chứng

Nếu tìm tới bài viết này để tìm hiểu các triệu chứng nhiễm bệnh lây qua đường tình dục STIs thì có thể bạn sẽ không có được câu trả lời vừa ý.

Bởi thực tế, hàng triệu trường hợp đã chứng minh rằng, các bệnh STIs phổ biến thường không có triệu chứng rõ rệt nào cả. Có thể nó chỉ xuất hiện trong vài ngày, trong vài trường hợp lâu hơn có thể là vài tháng nhưng chúng sẽ đều biến mất và khiến chúng ta chủ quan trước khi bùng phát trở lại một cách mạnh mẽ hơn.

Những dấu hiệu có thể xuất hiện nếu bạn mắc STI phổ biến thường là:

  • Sưng,
  • Vết loét;
  • Mụn cóc,
  • Ngứa dữ dội
  • Sưng vùng kín, dương vật, nổi mẩn đỏ quanh bộ phận sinh dục.

Các triệu chứng chính xác còn phụ thuộc vào loại bệnh lây nhiễm STIs mà bạn mắc phải.

Bạn cũng có thể truyền STIs cho bạn tình ngay cả khi mình không có bất cứ biểu hiện, triệu chứng nào (và ngược lại). Đó là lý do tại sao việc nên kiểm tra sức khỏe sinh sản thường xuyên hay kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân sẽ trở nên vô cùng cần thiết.

STI có thể điều trị những không phải chữa khỏi hoàn toàn

Nhiều người mắc bệnh STIs có thể chữa và điều trị với mục đích làm giảm các triệu chứng cũng như những biểu hiện khó chịu của bệnh.

Những bệnh STI có thể chữa được bao gồm:

Tuy nhiên, với những bệnh lý khác, chẳng hạn như mụn rộp sinh dục và HIV / AID, triệu chứng bệnh có thể được điều trị và kiểm soát nhưng không được chữa khỏi hoàn toàn.

Đã có vắc-xin cho một số bệnh STIs

Hiện nay, đã có những loại vắc-xin an toàn, hiệu quả cao dành cho bệnh viêm gan B và HPV trong khi vắc-xin cho những bệnh STIs khác đang ở giai đoạn phát triển khác nhau.

Bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc viêm gan B và HPV bằng cách tiêm chủng.

Bộ Y tế hiện khuyến nghị phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 26 tuổi, nam giới dưới 21 nên tiêm vắc-xin HPV để ngăn ngừa nhiễm bệnh.

STIs có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng nếu không được điều trị

STIs không chỉ là các bệnh lý với các triệu chứng khó chịu mà nếu bạn không được điều trị đúng cách và kịp thời chúng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng bao gồm ung thư, vô sinh hay thậm chí là tử vong.

Phụ nữ đang mang thai cũng có thể lây nhiễm bệnh STIs mình đang mắc cho em bé trong quá trình sinh đẻ thông thường

STIs có thể tái phát nhiều lần

Các bệnh STIs như Chlamydia, sùi mào gà và giang mai có thể sẽ được tái phát nhiều lần, ngay cả khi bạn đã điều trị thành công trước đó. Bởi các bệnh này do virus gây ra và rất khó để loại bỏ hoàn toàn sự tồn tại của chúng ra khỏi cơ thể.

Xem thêm: Biểu hiện sùi mào gà ở nữ

Ngoài ra, một số STIs cũng làm tăng cao hơn nguy cơ nhiễm HIV.

Tạm kết: STI có thể được ngăn ngừa và điều trị nếu như phát hiện chúng sớm tại những địa chỉ tin cậy để mang lại kết quả chính xác nhất.

Khi nào cần kiểm tra STIs?

Không phải bất cứ lúc nào cũng cần phải kiểm tra STIs, bởi nó có thể tiêu tốn thời gian và tiền bạc của bạn. Nhưng nếu ở vào những trường hợp sau, thì việc kiểm tra nên được tiến hành càng sớm càng tốt:

  • Nếu nhận thấy mình có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường sau khi quan hệ;
  • Khi quan hệ không trung thủy.

Bao lâu thì tôi nên đi xét nghiệm STI?

Tùy vào lối sống, một số người có thể đi kiểm tra 1 đến 2 lần một năm hoặc sau vài năm nếu bạn chỉ quan hệ với một đối tác duy nhất trong thời gian đó.

Lưu ý: Trong thời kỳ đầu khi quan hệ với ai đó không “tin cậy” thì có thể bạn đã tiếp xúc với nguồn vi khuẩn gây nhiễm trùng và hãy nên tiến hành xét nghiệm ngay sau đó.

Thời gian đầu lây nhiễm bệnh Chlamydia và lậu là 24h, 3 tháng với HIV hoặc giang mai.

Mụn rộp hay mụn cóc sinh dục chỉ có thể phát hiện khi bạn xuất hiện ổ dịch

Vì vậy, nếu bạn lo lắng về việc mắc bệnh giang mai, việc xét nghiệm STIs nên tiến hành sau 3 tháng kể từ lần quan hệ tình dục có nguy cơ hoặc khi bắt đầu có các triệu chứng.

Loại xét nghiệm nào có thể phát hiện STI?

Các xét nghiệm giúp phát hiện STIs bao gồm xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, xét nghiệm gạc và  thăm khám lâm sàng bên ngoài.

XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU

Các xét nghiệm nước tiểu có thể tìm ra STIs: Chlamydia và lậu có thể thực hiện trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc.

Các bác sĩ cũng có thể kiểm tra nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hoặc nhiễm trùng nấm men candida bởi tuy đây không phải là các bệnh lây qua đường tình dục nhưng chúng có thể có chung các triệu chứng với Chlamydia và lậu (nóng rát, ngứa, đi tiểu thường xuyên / đau đớn, v.v.).

XÉT NGHIỆM MÁU

Các xét nghiệm HIV và giang mai nên được xét nghiệm máu 3 tháng sau khi tiếp xúc  để có kết quả chính xác (95,5%).

XÉT NGHIỆM GẠC

Xét nghiệm này thường được áp dụng phổ biến để tìm ra chlamydia / lậu ở hậu môn hoặc miệng, nhưng có thể được thực hiện trên dương vật hoặc âm đạo nếu xét nghiệm nước tiểu không có kết quả.

Theo đó, bác sĩ sẽ lấy mẫu chất lỏng từ âm đạo, cổ họng, hậu môn hoặc những vị trí đau đớn bị nghi nhiễm STI.

Xét nghiệm gạc đôi khi cũng được thực hiện trên vết loét herpes nếu bác sĩ sau khi khám lâm sàng cảm thấy họ cần xét nghiệm thêm.

BÀI KIỂM TRA BÊN NGOÀI

Đôi khi các bác sĩ lâm sàng có thể chẩn đoán herpes và HPV thông qua việc kiểm tra, quan sát bên ngoài. Điều này chỉ xảy ra nếu bạn có vết loét hoặc mụn cóc và chúng gây đau.

Bài viết trên đã giới thiệu các thông tin cơ bản về bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs là gì, STD là gì và các vấn đề xoay quanh khác như khi nào cần làm xét nghiệm STIs hay các các triệu chứng điển hình của bệnh.

Tôi là bác sĩ Thúy Vân, và nếu muốn có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ sức khỏe tốt hơn, hãy Click vào đây để chia sẻ những vấn đề “khó nói” cùng tôi nhé!

Từ khóa tìm kiếm bài viết

std là gì

các bệnh lây qua đường tinh dục

stds là gì

bệnh lây qua đường tình dục

bệnh lây qua đường tình dục là gì

bệnh lây qua đường sinh dục

triệu chứng bệnh lây qua đường sinh dục

bệnh sti là gì

sti là gì

stis là gì

bệnh std là gì

bệnh stds là gì

Xem thêm: sữa bầu tốt nhất


Tài liệu tham khảo:

10 things you should know about STIs by healthsherpa https://www.healthsherpa.com/blog/10-things-know-sti-std/ Truy cập lần cuối ngày 21-3-2019

Sexually transmitted infections (STIs) https://www.nhs.uk/conditions/sexually-transmitted-infections-stis/ Truy cập lần cuối ngày 21-3-2019

Sexually transmitted infections (STIs) by Jonathan Torgovnik https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/sexually-transmitted-infections-(stis)  Truy cập lần cuối ngày 21-3-2019

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC