Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Xây dựng chế độ ăn uống cho bà bầu chuẩn nhất trong từng giai đoạn của thai kỳ, là giải pháp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Trong suốt thời gian mang thai, chế độ ăn uống của người mẹ là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định đến sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não của trẻ.

Trên thực tế, chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai sẽ tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe, kiến thức của từng bà mẹ mà có sự khác nhau nhất định.

Nếu không biết nên bổ sung loại thực phẩm nào cách tốt nhất, bạn nên khám thai định kỳ để được bác sĩ tư vấn thêm các thông tin cần thiết cho việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi. Theo đó, khi mang thai, chị em phụ nữ cần nhớ một số nguyên tắc như sau:

  • Lượng calo cần thiết của chị em trong giai đoạn này sẽ tăng cao hơn mức bình thường. Thế nhưng điều này không đồng đồng nghĩa với việc bạn cần tiêu thụ thức ăn cho cả 2 người.
  • Tăng cân trong khi mang thai là hiện tượng hết sức bình thường và nó sẽ diễn ra trong suốt giai đoạn của thai kỳ.
  • Nếu bạn thiếu cân trong giai đoạn này, sẽ được yêu cầu bổ sung các chất cần thiết vào cơ thể. Trong khi đó, nếu bạn thừa cân nên chú ý chế độ ăn uống để tránh các bệnh tim mạch, tiểu đường khi mang thai (biểu hiện tiểu đường thai kỳ).

Mặt khác, trong giai đoạn này phụ nữ có nhu cầu hấp thụ sắt cao và hiệu quả hơn. Vì vậy, bạn cần bổ sung thêm sắt vào cơ thể để đảm bảo cung cấp đủ oxy cho cả mẹ và bé.

Bà bầu nên ăn gì trong giai đoạn mang thai?

Như đã nói ở trên chế độ ăn uống trong giai đoạn thai kỳ là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

10 loại thực phẩm tốt cho bà bầu

Vì thế, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng tất cả các dưỡng chất cần thiết bao gồm:

Trái cây và các loại rau quả

Mỗi bà bầu cần bổ sung vào cơ thể 5 phần trái cây mỗi ngày bằng nhiều hình thức khác nhau như: ăn trực tiếp, uống nước ép, ăn các loại hoa quả sấy khô, đông lạnh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hoa quả và rau tươi, đông lạnh sẽ có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất.

Mặt khác, ăn trái cây trực tiếp sẽ tốt hơn nước ép. Bởi quá trình ăn sẽ giúp bạn vừa được cung cấp dưỡng chất và các chất xơ cần thiết - có tác dụng tốt trong việc cải thiện chứng táo bón khó tiêu ở bà bầu.

Các loại hoa quả và rau xanh nên bổ sung thường xuyên vào thực đơn hàng ngày bao gồm:

  • Các loại đậu (đậu hà lan, đậu lima, đậu lăng, đậu nành...)
  • Khoai lang.
  • Rau cải xanh.
  • Bông cải xanh.
  • Bưởi.
  • Cam.
  • Dưa hấu.
  • Nước ép mận.
  • Bơ.
  • Các loại sinh tố...

Xem thêm: Ăn khoai lang có tác dụng gì? ( có cả phần cho bà bầu và thai nhi ).

Bà bầu nên ăn Các loại thực phẩm giàu tinh bột Carbohydrate

Carbohydrates cần thiết cho việc cung cấp năng lượng cho bà bầu trong thời gian mang thai. Những loại thực phẩm này nên được đưa vào bữa ăn chính hàng ngày dưới dạng các loại bột nguyên hạt hay các loại thực phẩm còn tươi. Bởi ngoài năng lượng, chúng sẽ cung cấp thêm chất xơ cho cơ thể.

Các loại thực phẩm giàu tinh bột carbohydrate bạn nên sử dụng hàng ngày bao gồm:

  • Gạo.
  • Bánh ngọt.
  • Ngũ cốc nguyên hạt.
  • Mì ống.
  • Khoai tây.
  • Khoai.
  • Yến mạch.
  • Gạo lứt.

Thực phẩm giàu đạm tốt cho thai phụ

Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein mỗi ngày từ các nguồn như:

  • Thịt.
  • Cá.
  • Thịt gia cầm.
  • Tôm, cua.
  • Trứng.
  • Các loại đậu...

Bạn cần chắc chắn rằng các loại thịt đỏ, thịt gia cầm luôn được nấu chín và không nên chứa quá nhiều mỡ. Việc bổ sung 2 bữa ăn chứa protein mỗi tuần sẽ giúp bạn đảm bảo cung cấp đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể.

Chất béo

Mặc dù chất béo được khuyến cáo không tốt cho sức khỏe tim mạch, đặc biệt là ở bệnh nhân béo phì nhưng với bà bầu, vẫn cần phải cung cấp khoảng 30% chất béo lành mạnh trong chế độ ăn uống của mình.

Nếu lượng chất béo chiếm hơn 30% trong chế độ ăn hàng ngày, em bé sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong tương lai. Vì vậy, bạn nên cân bằng lượng chất béo không bão hòa đơn và omega-3 trong cơ thể bằng một số thực phẩm sau:

  • Dầu ô liu.
  • Dầu đậu phộng.
  • Dầu mè.
  • Dầu canola.
  • Bơ.
  • Dầu hướng dương.
  • Các loại hạt.

Phụ nữ mang thai cần ăn chất xơ

Hầu hết, phụ nữ trong thời gian mang thai đều có nguy cơ cao bị táo bón. Để cải thiện, thai phụ nên ăn nhiều thực phẩm có chất xơ. Điều này cũng sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ bị trĩ khi mang thai. Một số thực phẩm có thành phần chất xơ cao bao gồm:

  • Gạo.
  • Đậu.
  • Các loại hoa quả.
  • Các loại rau xanh.

Canxi

Canxi gắn liền với sự hình thành và phát triển xương của trẻ. Các loại thực phẩm từ phô mai, sữa và các loại sữa chua có chứa rất nhiều canxi có lợi cho cơ thể.

Bạn nên chọn các loại sữa chứa ít chất béo như sữa tách kem, tách béo, sữa chua ít đường... Nếu là người ăn chay, hãy nên cân nhắc bổ sung canxi bằng các loại thực phẩm từ đậu nành bông cải xanh, cải bắp, đậu, cải xoăn...

Bổ sung kẽm cho bà bầu

Kẽm là yếu tố hỗ trợ tăng trưởng và phát triển của cơ thể vơi nhiều chức năng sinh học như tổng hợp protein hay chuyển hóa axit nucleic.

Bạn nên bổ sung nguồn kẽm quan trọng cho cơ thể bằng các loại thực phẩm như:

  • Gà tây.
  • Giăm bông.
  • Tôm, cua, cá.
  • Sò.
  • Đậu phộng.
  • Các loại hạt.
  • Hạt hướng dương.
  • Gừng.
  • Lúa mì.
  • Ngũ cốc.
  • Các loại đậu.

Bổ sung sắt cho thai phụ

Sắt đóng vai trò hình thành nên huyết sắc tố trong cơ thể, đặc biệt là Hemoglobin với vai trò đưa oxy và protein cần thiết đi khắp cơ thể. Vì thế, khi mang thai nhu cầu cần thêm sắt sẽ tăng khoảng 50%.

Trên thực tế, chị em phụ nữ khi mang thai không đủ lượng sắt dự trữ cần thiết trong cơ thể. Do đó, nhiều thai phụ sẽ luôn trong tình trạng thiếu máu và đối diện với các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như:

  • Trẻ nhẹ cân.
  • Sinh non.
  • Tăng nguy cơ thai chết lưu.
  • Trầm cảm, mệt mỏi kéo dài.
  • Trẻ sơ sinh tử vong.

Để cải thiện được tình trạng sức khỏe của bản thân, ngoài việc uống thêm sắt. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt vào cơ thể mỗi ngày như:

  • Trái cây khô.
  • Đậu khô.
  • Lòng đỏ của trứng gà.
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Thịt nạc.
  • Hàu (không ăn hàu sống).
  • Thịt gà, vịt, ngan.
  • Cá hồi.
  • Cá ngừ.
  • Các loại đậu
  • Rau có màu xanh đậm.

Các loại thực phẩm không nên ăn khi mang thai

Ăn gì và không nên ăn gì khi mang thai luôn là một câu hỏi “nóng” và bên cạnh các loại thực phẩm cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày, các thai phụ hãy tránh sử dụng một số loại thực phẩm sau đây:

  • Các loại cá có chứa nhiều thủy ngân như cá mập, cá kiếm bạn không nên ăn hoặc nếu có, chỉ nên ăn một mức thấp nhất.
  • Thịt chưa nấu chín có nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus gây ngộ độc thực phẩm cao nhất hiện nay. Thậm chí, một số loại virus có khả năng đi qua nhau thai và gây nguy hiểm cho em bé.
  • Món trứng ốp la, trứng sống được rất nhiều người ưa chuộng. Nhưng đối với bà bầu, việc sử dụng thức ăn này là không nên bởi nó sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella.
  • Pate, phô mai gân xanh là những món ăn có nguy cơ hàng đầu gây nhiễm khuẩn listeria -  loại vi khuẩn gây nhiễm trùng, thậm chí có thể dẫn tới tử vong cho cả mẹ và bé.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa calo rỗng như bánh quy, khoai tây chiên, kẹo. Đây là những thực phẩm chứa nhiều chất đường, chất béo làm ảnh hưởng đến dinh dưỡng và cân nặng của bà bầu trong thời gian mang thai.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai không nên uống rượu. Bởi gan của thai nhi không xử lý được rượu, nếu mẹ thường xuyên uống rượu sẽ làm sức khỏe của trẻ bị suy yếu nghiêm trọng do lượng độc tố bị tích tụ trong cơ thể.

Ngoài ra, thai phụ cũng không tiêu thụ nhiều caffeine khi mang thai vì điều này sẽ khiến trẻ nhẹ cân, gặp các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí dễ sảy thai hơn.

Khám phá: Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi

Tin rằng với những thông tin hữu ích về chế độ ăn uống cho bà bầu trên đây sẽ giúp các mẹ bầu xây dựng được cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, giúp sức khỏe của bản thân và em bé được đảm bảo một cách tốt nhất.

Tham khảo từ nhiều nguồn!

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC