Siêu âm tim thai

Siêu âm tim thai là một xét nghiệm siêu âm được thực hiện trong thai kỳ để đánh giá sức khỏe trái tim của thai nhi.

Siêu âm tim thai có thể giúp bác sĩ phát hiện các bất thường về tim trước khi sinh, cho phép can thiệp y tế hoặc phẫu thuật nhanh hơn khi em bé được sinh ra. Việc này giúp nâng cao cơ hội sống sót sau khi sinh cho những em bé bị dị tật tim bẩm sinh nghiêm trọng.

Siêu âm tim thai được tiến hành như thế nào?

Siêu âm tim thai có mục đích đánh giá cấu trúc và chức năng của tim. Có hai cách để thực hiện siêu âm tim thai nhi:

Siêu âm bụng:

Đây là hình thức siêu âm phổ biến nhất được dùng để đánh giá tim của thai nhi.

Trước tiên, một lớp gel mỏng sẽ được bôi vào bụng mẹ. Sau đó, một đầu dây nhỏ gọi là đầu dò (giống với micro) sẽ được đặt trên bụng của thai phụ  phát ra sóng siêu âm ở tần số cực cao để thu nhận tất cả những âm thanh bên trong bụng.

Hình ảnh siêu âm tim thai

Khi đầu dò được đặt ở một số góc cụ thể, sóng âm siêu âm sẽ di chuyển qua da của mẹ, qua da em bé sau đó tới các mô trên cơ thể khác và tìm đến các mô tim của em bé, nơi có tần số sóng dội lại mạnh mẽ nhất.

Đầu dò thu sóng phản xạ và gửi chúng đến máy tính. Máy tính diễn giải tiếng vang thành hình ảnh của các bức tường và van tim.

Xét nghiệm này không gây đau đớn và không gây hại cho em bé và thường kéo dài khoảng từ 45 cho tới 120 phút tùy thuộc vào độ phức tạp của tim thai.

Siêu âm nội tiết:

Loại siêu âm này thường được sử dụng sớm trong thai kỳ. Theo đó, một đầu dò siêu âm nhỏ được đưa vào và tựa ở phía sau âm đạo. Thiết bị sẽ ở đây để chụp từ trái tim của em bé.

Thời điểm và chuẩn bị trước siêu âm tim thai

Theo các chuyên gia y tế, các xét nghiệm siêu âm trước khi sinh nếu tiến hành thường xuyên sẽ là nguồn cung cấp thông tin tin cậy về việc tim thai nhi có phát triển cả bốn buồng hay không.

Nếu cần siêu âm thì tuần siêu âm tim thai nên được thực hiện trong khoảng từ 18 đến 24 tuần của thai kỳ là tốt nhất. - Xem thêm: các đợt khám thai và các xét nghiệm trong thai kỳ.

Không giống như một số siêu âm thông thường, trước siêu âm kiểm tra tim thai các mẹ cần làm rỗng bàng quang (đi tiểu trước đó). Ngoài ra, nếu mẹ bị khuyết tật tim bẩm sinh nên thông báo nó với bác sĩ ngoài ra mang theo các hồ sơ y tế, sổ khám bệnh (nếu có) trong đợt kiểm tra.

Hãy cung cấp thêm cho bác sĩ những thông tin dưới đây trong đợt siêu âm:

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tim bẩm sinh, chẳng hạn như cha mẹ, cô dì chú bác hoặc ông bà;
  • Một số bất thường về nhiễm sắc thể hoặc di truyền được phát hiện ở thai nhi;
  • Thời gian trước đó người mẹ có sử dụng thuốc chống động kinh hoặc thuốc trị mụn theo toa;
  • Sử dụng rượu bia khi mang thai;
  • Nếu người mẹ bị tiểu đường, lupus, phenylceton niệu hoặc bệnh mô liên kết;
  • Mắc rubella khi mang thai.

Xem thêm: Biểu hiện tiểu đường thai kỳ.

Siêu âm tim thai có thể giúp phát hiện các bất thường về tim thai trước khi sinh, cho phép can thiệp y tế hoặc phẫu thuật nhanh và hiệu quả hơn khi em bé được sinh ra. Điều này cải thiện cơ hội sống sót sau khi sinh cho những em bé bị dị tật tim nghiêm trọng.

Bên cạnh siêu âm tim thai, các xét nghiệm hoặc thủ tục khác có thể cần thiết trong thai kỳ bao gồm:

  • Siêu âm thai cấp độ cao:
  • MRI thai nhi: cung cấp thêm thông tin sức khỏe tổng thể của thai nhi và vấn đề ở một số cơ quan khác.
  • Tư vấn di truyền;
  • Chọc dò ối: Đây là một xét nghiệm được thực hiện để xác định rối loạn nhiễm sắc thể và di truyền và một số dị tật bẩm sinh.

Hãy liên hệ với bác sĩ để biết rõ hơn về các hạng mục siêu âm, xét nghiệm cần thực hiện trong thai kỳ để em bé sinh ra có sức khỏe tốt nhất!


Tài liệu tham khảo:

Two-dimensional fetal echocardiography: where we are by J Prenat Med. 2008 Jul-Sep https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3279089/ Truy cập lần cuối ngày 26/03/2019

Fetal Echocardiography - AIUM - tài liệu miễn phí https://www.aium.org/resources/guidelines/fetalEcho.pdf Truy cập lần cuối ngày 26/03/2019

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC